Giáo án Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm đường trung tuyến (xuất phát từ một đỉnh hoặc ứng với một cạnh) của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.
2. Kĩ năng: Luyện kỹ năng về các đường trung tuyến của một tam giác. Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra tính chất ba đường trung tuyến của tam giác, hiểu khái niệm trọng tâm của tam giác. Biết sử dụng tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác để giải một số bài tập đơn giản.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được khái niệm đường trung tuyến, và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý (làm chủ bản thân).
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực tính toán; năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, định lý, phiếu học tập của học sinh. Một tam giác bằng giấy để gấp hình, một giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô gắn trên bảng phụ (hình 22 Sgk/65), một tam giác bằng bìa, Thước thẳng, compa, thước đo góc.
2. Học sinh: Mỗi em có một tam giác bằng giấy kẻ ô vuông, mỗi chiều 10 ô. Bảng nhóm, thước thẳng, compa, thứơc đo góc. Ôn lại khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng hoặc gấp giấy.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Đường trung tuyến của tam giác |
Nhận biết được đường trung tuyến của tam giác. Biết vẽ 3 đường trung tuyến của tam giác. |
|||
2. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác |
Biết 3 đường trung tuyến của tam giác đồng quy tại 1 điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam gi¸c. |
Trọng tâm cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó |
Vận dụng lý thuyết giải các dạng bài tập trắc nghiệm |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (7’)
H: Trung điểm của đoạn thẳng là gì?
Nêu cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước?
(HS trả lời như Sgk tập 1 lớp 6)
GV nhận xét, cho điểm
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Ở lớp 6 ta đã biết về trung điểm của một đoạn thẳng, vậy trong 1 tam giác nếu ta nối từ đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện thì đoạn thẳng đó được gọi là gì và có tính chất đặc biệt gì ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
Hoạt động 2: Đường trung tuyến của tam giác. (9’) (1) Mục tiêu: HS được khái niệm đường trung tuyến trong tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp. (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, dụng cụ học tập (5) Sản phẩm: HS biết cách vẽ và nắm được khái niệm đường trung tuyến của tam giác. |
|||
1. Đường trung tuyến của tam giác: - Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của ∆ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của ∆ABC - Đôi khi, đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của ∆ABC. - Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến |
GV Vẽ ∆ABC, xác định trung điểm của M (bằng thước thẳng) nối đoạn thẳng AM rồi giới thiệu đoạn thẳng AM là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC GV: Tương tự, hãy vẽ trung tuyến xuất phát từ đỉnh B, từ C của ∆ABC H: Vậy một tam giác có mấy đường trung tuyến ? GV nhấn mạnh: Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối từ đỉnh của tam giác tới trung điểm cạnh đối diện. Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến. Đôi khi đường thẳng chứa trung tuyến cũng gọi là đường trung tuyến của tam giác H: Em có nhận xét gì về vị trí ba đường TT của tam giác GV: Chúng ta sẽ kiểm nghiệm lại nhận xét này thông qua các thực hành sau |
HS: vẽ hình vào vở theo sự hướng dẫn của GV HS: nghe GV giới thiệu về đường trung tuyến của tam giác 1HS lên bảng vẽ tiếp vào hình đã có HS: Một tam giác có ba đường trung tuyến HS: nghe GV trình bày HS: Ba đường trung tuyến của ∆ ABC cùng đi qua một điểm |
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp làm chủ bản thân. |
Hoạt động 3: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. (18’) 1) Mục tiêu: HS hiểu được tính chất các đường trung tuyến trong tam giác (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thu thập thông tin, thực hành, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập (5) Sản phẩm: HS nắm được tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác. |
|||
2. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác: a) Thực hành: (Sgk) ?3 ● AD là đường trung tuyến của ∆ABC. ● Ta có: b) Tính chất: Định lý: Sgk/66 - Điểm G gọi là trọng tâm của tam giác. |
- Thực hành 1: (Sgk) GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn của Sgk rồi trả lời ?2 GV quan sát HS thực hành rồi uốn nắn - Thực hành 2: (Sgk) GV yêu cầu HS thực hành theo hướng dẫn của Sgk GV y/c HS nêu cách xác định các trung điểm E và F của AC và AB. H: Giải thích tại sao khi xác định như vậy thì E lại là trung điểm của AC ? GV: Tương tự, F là trung điểm của AB GV yêu cầu HS thực hành theo Sgk rồi trả lời ?3 H: Qua các thực hành trên em có nhận xét gì về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác ? GV yêu cầu HS nhắc lại định lý GV giới thiệu điểm G gọi là trọng tâm của tam giác |
HS: Toàn lớp lấy tam giác đã chuẩn bị sẵn thực hành theo Sgk rồi trả lời câu hỏi ?2 HS: toàn lớp vẽ ∆ ABC trên giấy kẻ ô vuông như hình 22 (Sgk) Một HS lên bảng thực hiện trên bảng phụ có kẻ ô vuông GV đã chuẩn bị sẵn HS: Chứng minh ∆AHE = ∆CKE. HS: C.minh tương tự HS: Vận dụng làm ?3 HS: phát biểu định lý Sgk/66 Một vài HS nhắc lại định lý |
Tư duy, vận dụng, giải quyết vấn đề, giao tiếp làm chủ bản thân. |
C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (8’)
(1) Mục tiêu: Vận dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vào bài tập
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
+ Chuyển giao: GV: Em hãy nhắc lại tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 23 sgk. -GV: Yêu cầu HS làm bài tập 24 sgk trên phiếu học tập bằng cách hoạt động nhóm |
HS: Nhắc lại tính chất HS: Nghiên cứu bài tập rồi trả lời. HS: Hoạt động nhóm làm bài tập và nêu kết quả. |
Năng lực tư duy, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác. |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thêm
+ Đặt miếng bìa hình tam giác lên giá nhọn, điểm đặt cho miếng bìa
đó nằm thăng bằng chính là trọng tâm của tam giác. (H.a)
+ Người ta ứng dụng điều này vào việc làm chiếc diều hình tam giác.
Để diều có thể cân thăng bằng và bay lên được người ta phải buộc dây nối vào chính trọng tâm tam giác. (H.b)
HS về nhà làm thử và giải thích ứng dụng này
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)
- Học thuộc định lý ba đường trung tuyến của tam giác.
- Làm bài tập: 25; 26; 27 Sgk/67. Tiết sau luyện tập.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Hãy nhắc lại tính chất của ba đường trung tuyến trong tam giác? (MĐ1).
Câu 2: Bài 23 và bài 24 Sgk/66 (MĐ2, 3).
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 59-60
- Giáo án Toán 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64
- Giáo án Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)