Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 59-60 mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố các định lý quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình theo yêu cầu đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh
3. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
4. Nội dung trọng tâm của bài: Củng cố các định lý quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý (năng lực làm chủ bản thân).
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực tính toán; năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, compa, thứơc đo góc, giáo án.
2. Học sinh: Bảng nhóm, thước thẳng, compa, thứơc đo góc.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. |
Hiểu quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên |
Biết vận dụng các mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên để giải bài tập. |
Sử dụng định lý trong các bài toán thực tế. |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: (10')
HS1: Phát biểu định lý 2 về quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu (HS phát biểu như SGK).
Chữa bài tập 11 tr 25 SBT.
Đáp án:
Có AB < AC (định lý 1)
BC < BD < BE
⇒ AC < AD < AE (định lý 2, quan hệ đường xiên, hình chiếu).
Vậy AB < AC < AD < AE. (10đ)
HS2: Chữa bài tập 11 tr 60 SGK.
Chứng minh: Nếu BC < BD thì AC < AD
Đáp án:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Ở tiết học trước các em đã được biết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng. Tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố các định lý về giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 2. Luyện tập (25’)
(1) Mục tiêu: Biết vận dụng các mối hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của chúng để ứng dụng vào bài cụ thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Lời giải các bài toán.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
1) Bài tập 10 Sgk/59: Giải Từ A ta hạ AH ⊥ BC; BH, MH lần lượt là hình chiếu của AB, AM trên đường thẳng BC. Nếu M ≡ B (hoặc C) thì AM = AB = AC. Nếu M ≡ H thì AM = AH < AB (ĐLý 1) Nếu M ở giữa B, H (hoặc C và H) thì MH < BH (MH < CH) ⇒ AM < BA. Vậy trong mọi trường hợp ta đều có AM ≤ AB 2) Bài tập 13/60: Chứng minh: a) ∆ABE vuông tại A nên Mà Trong ∆BEC có cạnh BC đối diện với nên BE < BC (1). b) ∆ADE vuông tại A nên . Mà Trong ∆BDE có cạnh BE đối diện với nên DE < BE (2). Từ (1) và (2) suy ra DE < BC (đpcm) 3) Bài tập 13/25 SBT: Giải:Từ A hạ AH ⊥BC. * Xét ∆AHB và ∆AHC có: * Xét ∆ vuông AHB có: AH2 = AB2 - HB2 (ĐL Py -ta-go) AH2 = 102 - 62 = 100 - 36 = 64. ⇒ AH = 8cm. Vì bán kính cung tròn tâm A lớn hơn khoảng cách từ A tới đường thẳng BC nên cung tròn (A, 9cm) cắt đường thẳng BC tại hai điểm D và E. |
GV: Cho học sinh đọc nội dung bài tập 10/59. GV hãy xét từng vị trí của M để chứng minh AM ≤ AB GV: Yêu cầu đọc nội dung bài 13/60? H: Em nào có thể chứng minh được BE < BC ? GV: Làm như thế nào để chứng minh được DE < BC ? Hãy xét các điểm EB, ED kẻ tại E đến đoạn thẳng AB ? GV nhận xét, hoàn chỉnh GV: Đọc nội dung bài 13/25 SBT (đề bài trên bảng phụ) vì ∆ABC có AB = AC = 10cm ; BC = 12 cm Cung tròn tâm A bán kính 9cm có cắt đường thẳng BC không ? Vì sao ? Gợi ý: Hạ AH ⊥ BC. Hãy tính AH ? Vậy làm thế nào để tính được khoảng cách từ A đến BC? Từ đó ta có kết luận gì về cung tròn tâm A bán kính 9 cm? GV: Hướng dẫn trình bày. |
HS: đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL HS: lên bảng giải Từ A hạ AH ⊥ BC, AH khoảng cách từ A đến BC M ≡ B (≡ C) M ≡ H M ở giữa B, H (C, H) HS: đọc đề bài, lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL HS: Thảo luận nhóm trả lời HS: chứng minh HS: nhận xét HS: Một em vẽ hình và ghi gt, kl. HS: Tiến hành làm theo hướng dẫn HS: cả lớp làm vào vở bài tập |
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân. |
C. LUYỆN TẬP: Đã thực hiện ở mục B
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 3. Thực hành (8’)
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thực hành, trực quan/ kỹ thuật động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Bài tập 12 tr 60 SGKCho a// b, đoạn thẳng AB vuông góc với 2 đường thẳng a, b độ dài đoạn AB là khoảng cách giữa 2 đường thẳng đó. Chiều rộng tấm gỗ là khoảng cách giữa 2 cạnh song song Muốn đo chiều rộng miếng gỗ ta phải đặt thước vuông góc với 2 cạnh song song của nó. |
+ Chuyển giao: Bài tập 12 tr 60 SGK (treo bảng phụ) Cho đường thẳng a // b, thế nào là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song. - Một tấm gỗ xẻ (miếng bìa) có 2 cạnh song song. Chiều rộng của tấm gỗ là gì? Muốn đo chiều rộng tấm gỗ phải đặt thước như thế nào? Hãy đo bề rộng miếng gỗ của nhóm và cho số liệu thực tế |
HS: hoạt động nhóm thực hành bài tập 12 tr60 Mỗi nhóm 1 bảng, bút, thước chia khoảng, 1 miếng gỗ, có 2 cạnh song song. Đại diện nhóm lên bảng trình bày |
Giao tiếp, làm chủ bản thân. |
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
- Ôn lại các định lý trong §1; §2. BTVN: 14 tr 60 SGK; 15; 17 SBT.
- BT bổ sung: Cho ∆ABC có AB = 4c,. AC = 5cm, BC = 6cm.
a) So sánh các góc của ∆ABC
b) Kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC). So sánh AB và BH, AH và HC
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
GV: Củng cố bài lồng ghép vào quá trình luyện tập.
Các bài tập củng cố thể hiện trong "Hoạt động 2, 3". (MĐ2, 3, 4)
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 59-60
- Giáo án Toán 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64
- Giáo án Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)