Giáo án Toán 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm vững quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của tam giác, từ đó biết được 3 đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là 3 cạnh của một tam giác.
HS hiểu cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác dựa trên quan hệ cạnh và góc trong một tam giác.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.
3. Thái độ: Rèn tư duy logic, chính xác và khoa học. Yêu thích bộ môn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của tam giác. Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, gqvđ, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi định lí, nhận xét, bất đẳng thức về quan hệ 3 cạnh của tam giác và bài tập. Thước thẳng, êke, compa, phấn màu
2. Học sinh: Ôn qui tắc chuyển vế trong bất đẳng thức. Thước thẳng, êke, compa, phấn màu
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Bất đẳng thức tam giác |
Biết được bất đẳng thức tam giác |
Hiểu cách chứng minh bất đẳng thức tam giác. |
||
2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác |
Vận dụng hệ quả của bất đẳng thức tam giác. |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1: Vẽ tam giác ABC có AB = 4cm; AC = 5cm, BC = 6cm ........3đ
a) So sánh các góc tam giác ABC
Ta có: AB < AC < BC suy ra: ………………………… 4đ
b) Kẻ AH ⊥ BC (H ∈ BC). So sánh AB và BH, AC và HC.
Ta có: AB > BH ; AC > HC ………………………….............. 3đ
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Từ kết quả phần KTBC em có nhận xét gì về tổng độ dài 2 cạnh bất kì của tam giác ABC so với độ dài cạnh còn lại? GV: Ta hãy xét xem nhận xét này có đúng với mọi tam giác hay không? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác. |
HS: Trong độ dài 2 cạnh bất kì của tam giác lớn hơn độ dài cạnh còn lại của tam giác ABC (4 + 5 > 6; 4 + 6 > 5; 6 + 5 > 4) HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 2. Bất đẳng thức tam giác. (18’) (1) Mục tiêu: HS nhận biết được quan hệ giữa độ dài ba cạnh của một tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập. (5) Sản phẩm: Lời giải bài toán ?1, ?2 và nội dung định lý. |
|||
1. Bất đẳng thức tam giác Định lí (Sgk/61) Chứng minh - Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC. Nối CD Có BD = BA + AC - Có A nằm giữa B và D nên tia CA nằm giữa 2 tia CB và CD nên - Mà ΔACD cân do AD = AC | GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 GV: Hãy thử vẽ tam giác với các cạnh có độ dài: a) 1cm, 2cm, 4cm b) 1cm, 3cm, 4cm H: Em có nhận xét gì? H: có 1 + 2 < 4; 1 + 3 = 4 Vậy trong mỗi trường hợp, tổng độ dài 2 cạnh nhỏ so với đoạn lớn nhất như thế nào? GV: Như vậy, không phải 3 độ dài nào cũng là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác. Ta có định lí sau. H: Hãy cho biết GT và KL của định lí? GV: Ta sẽ chứng minh bất đẳng thức đầu tiên H: Làm thế nào để tạo ra 1 tam giác có 1 cạnh là BC, một cạnh bằng AB + AC để so sánh chúng? GV hướng dẫn HS phân tích. H: Làm thế nào để chứng minh BD > BC GV: Các bất đẳng thức còn lại chứng minh tương tự, ta có: AB + BC > AC AC + BC > AB đó là nội dung bài tập 29.Sgk/64 GV: Giới thiệu các bất đẳng thức ở phần KL của định lí được gọi là bất đẳng thức tam giác. |
HS thực hiện ?1 HS cả lớp làm vào vở 1HS lên bảng thực hiện HS: Không vẽ được tam giác có độ dài các cạnh như vậy HS: Vậy tổng độ dài 2 đoạn nhỏ, nhỏ hơn hoặc bằng độ dài đoạn lớn nhất HS: Đọc định lí HS vẽ hình và ghi GT, KL của định lí - Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC. Nối CD, Có BD = BA + AC HS nghe GV hướng dẫn HS phân tích: HS: Muốn chứng minh BD > BC ta cần có HS: Có A nằm giữa B và D nên tia CA nằm giữa 2 tia CB và CD nên - Mà ∆ACD cân do AD = AC HS trình bày miệng bài toán |
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân. |
HOẠT ĐỘNG 3. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác. (9’) (1) Mục tiêu: HS nhận biết được 3 đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là ba cạnh của một tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồi. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập. (5) Sản phẩm: Vận dụng hệ quả của bất đẳng thức tam giác. |
|||
2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác Từ các bất đẳng thức suy ra: AB > AC – BC; AB > BC – AC; AC > AB – BC; AC > BC – AB; BC > AC – AB; BC > AB – AC; * Hệ quả: SGK/62. * Nhận xét: SGK/62. AB – BC < AC < AB + BC AC – BC < AB < AC + BC AB – AC < BC < AB + AC Lưu ý: SGK/63. |
GV: Hãy nêu lại các bất đẳng thức tam giác. GV: Phát biểu qui tắc chuyển vế của BĐT GV: Yêu cầu học sinh viết 3 bất đẳng thức tam giác. Dùng quy tắc chuyển vế ta được hệ quả. Hãy phát biểu hệ quả này bằng lời Kết hợp với các bất đẳng thức tam giác, ta có: AC – AB < BC < AB + AC Hãy phát biểu nhận xét trên bằng lời Hãy điền và dấu …. trong các bất đẳng thức … < AB < … … < AC < … Yêu cầu HS làm ?3 Cho HS đọc phần lưu ý |
HS: Trong ABC: AB + AC > BC; AB + BC > AC; AC + BC > AB HS phát biểu qui tắc HS: BC-AC < AB < BC+AC BC-AB < AC < BC+AB Phát biểu hệ quả này bằng lời HS phát biểu nhận xét trên bằng lời HS trả lời miệng. HS: không có tam giác với 3 cạnh dài 1cm, 2cm, 4cm vì 1+ 2 < 4 HS đọc phần lưu ý |
Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, hợp tác, làm chủ bản thân. |
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8’)
(1) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về bất đẳng thức tam giác. HS vận dụng để giải được các bài tập ở các mức độ NB, TH, VD.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, nhóm, cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, sgk, bảng phụ, dụng cụ học tập.
(5) Sản phẩm: Lời giải các bài tập 1, 2, 3.
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
+ Chuyển giao: GV: Yêu cầu HS làm bài tập Bài 1: Cho tam giác MNP khi đó MN + NP > PM và MP – MN < NP. Hãy điền dấu >, < thích hợp vào chỗ trống MP + NP … MN; MN – MP … PN Bài 2: 1) Có hay không một ∆ mà độ dài 3 cạnh của nó tương ứng là 2cm; 3cm; 6cm? Vì sao? 2) Bộ ba đoạn thẳng nào không thể là ba cạnh của một tam giác: a) 2cm ; 3cm ; 6cm b) 2cm ; 4cm ; 6cm c) 3cm ; 4cm ; 6cm 3) Bạn Lan nói: Muốn biết độ dài ba đoạn thẳng nào đó có tương ứng là độ dài ba cạnh của một ∆ hay không ta chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với tổng hai độ dài còn lại hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ còn lại. Theo em bạn Lan nói đúng hay không vì sao? Bài 3: Cho tam giác ABC có AH ⊥ BC tại H. So sánh AB và BH; AC và CH Từ đó hãy nêu một cách khác để chứng minh bất đẳng thức tam giác. |
HS: Thảo luận nhóm làm bài 1) Không vì 2 + 3 < 6 2) 2cm ; 3cm ; 6cm 2cm ; 4cm ; 6cm 3) Bạn Lan nói đúng vì bạn đã vận dụng theo Bất đẳng thức tam giác về hệ quả của nó AB > BH AC > CH ⇒ AB + AC > BH + CH = BC |
Năng lực tư duy, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác. |
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’)
- Nắm vững bất đẳng thức tam giác, học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác
- BTVN: 16, 17, 18, 19 Sgk/63
- Tiết sau luyện tập.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài 1 (MĐ1); Bài 2 (MĐ2); Bài 3 (MĐ3)
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 59-60
- Giáo án Toán 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 63-64
- Giáo án Toán 7 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)