Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán.

- Biết được trong máy tính có những loại dữ liệu gì.

- Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính.

- Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lượng dữ liệu.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

- Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc):

- Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị dạy học:

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, hình ảnh minh họa

2. Học liệu:

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu:

- Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b) Nội dung:

- GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Biết cách chọn một sản phẩm lưu trữ phù hợp của máy tính vào mục đích cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập:

- GV đặt vấn đề:

+ Hãy cho biết làm cách nào các em biết được máy tính có dung lượng bộ nhớ bao nhiêu?

+ Máy tính sẽ biểu diễn thông tin như thế nào khi đưa vào máy tính?

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

* Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả .

+ HS: Xem thông tin dung lượng của máy tính để hiểu được khả năng sức chứa của máy tính.

+ Máy tính sẽ biểu diễn thông tin dưới một dạng cụ thể nào đó.

* Kết luận, nhận định

- Máy tính là một công cụ xử lí thông tin, khi biểu diễn thông tin trên máy tính phải biểu diễn dạng phù hợp để máy tính nhận ra được, bên cạnh đó có các dung lượng bộ nhớ khác nhau.

- Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu kiến thức của bài hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Hoạt động 2.1: Biểu diễn số để tính toán trong máy tính: (10 phút)

a) Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm về số nhị phân.

- Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán.

- Phân biệt được các loại hệ biểu diễn thông tin trong máy tính.

b) Nội dung:

- Số tạo thành từ cách biểu diễn chỉ dùng hai kí hiệu “0” và “1” được gọi là số nhị phân.

- Biết cách biểu diễn số trong máy tính

c) Sản phẩm:

- Biểu diễn được số thập phân thành số nhị phân

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau:

- GV đưa ra ví dụ. Hãy quan sát quyển sách Hướng dẫn học Tin học 6:

Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 5: Dữ liệu trong máy tính

+ Theo em, để máy tính có thể hiểu các dạng thông tin như hình ảnh, chữ viết, … thì máy tính sẽ biểu diễn các thông tin đó như thế nào?

+ Trong hệ thập phân cũng là chữ số "1" nhưng giá trị của nó khi ở hàng trăm gấp mười lần giá trị của nó ở hàng chục. Tức là nếu chữ số "1" dịch sang trái một ví trí thì nó biểu diễn giá trị mới gấp mười lần so với khi ở vị trí cũ (khi chưa dịch sang trái một vị trí). Bạn Minh Khuê nhận xét: Quy luật này chỉ đúng với chữ số "1". Em có đồng ý với bạn Minh Khuê không? (Tình huống SGK/18)

- GV cho HS nghiên cứu ví dụ SGK/18:

+ Biểu diễn số 183 trong hệ thập phân

+ Biểu diễn số 6 chỉ với hai kí hiệu “0” và “1”

1. Biểu diễn số để tính toán trong máy tính:

- Máy tính dùng dãy bit để biểu diễn các số trong tính toán.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học