Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 28: Tạo ảnh động

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động từ mô hình lớp ảnh.

2. Năng lực tin học

2.1 Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hành được các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra.

2.2 Năng lực tin học

Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Phẩm chất

Hình thành và phát triển phẩm chất: Sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: Giáo viên nêu vấn đề và đặt câu hỏi, HS lắng nghe và trả lời. 

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy hình ảnh chuyển động nhưng không phải là một đoạn phim chưa? Nếu đã thấy em gặp ở đâu?

- HS tiếp nhận câu hỏi, xung phong đứng dậy trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Các thao tác xử lý trên lớp ảnh

a) Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động từ mô hình lớp ảnh.

b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.  

c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 1, thảo luận theo nhóm cặp đôi, trả lời các câu sau:

+ GIMP có hỗ trợ tạo ảnh gif không?

+ Để làm một tệp tin ảnh động ta cần những gì?

+ Kể tên các thao tác xử lý ảnh thường được thực hiện.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- GV trình bày và giải thích từng thao tác trên lớp cho HS hiểu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nắm rõ yêu cầu, thực hiện theo các bước GV hướng dẫn. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả mình đã thực hiện được.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuyển sang nội dung thực hành mới.

1. Các thao tác xử lý trên lớp ảnh

- Các thao tác xử lý lớp ảnh thường được thực hiện là:

+ Mở một hay nhiều tệp làm lớp ảnh mới.

+ Khóa lớp.

+ Gom cụm.

+ Gộp lớp.

Hoạt động 2.2: Thiết lập ảnh động từ lớp ảnh

a) Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động từ mô hình lớp ảnh.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hành.

c) Sản phẩm: Kết quả học sinh thực hành. 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thực hiện hoạt động 1, sau đó cử đại diện 1 HS đứng lên trả lời.

- GV chia nhóm để các nhóm tìm hiểu về mục 2 sgk/134, 135 trả lời câu hỏi:

+ Để bắt đầu tạo ảnh động, chúng ta làm như thế nào?

+ Trình bày thao tác Thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình.

+ Đề xuất ra tệp ảnh động, chúng ta cần chọn lệnh gì?

+ Để thêm hiệu ứng cho ảnh , chúng ta thao tác như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV trình bày.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, nhắc nhở một số lỗi HS còn mắc phải, GV chốt lại nội dung.

2. Thiết lập ảnh động từ lớp ảnh

- Để bắt đầu tạo ảnh động bằng lệnh: File -> Open as Layers.

- Có thể thiết lập thời gian xuất hiện trong mỗi khung hình bằng cách thêm vào phía sau tên lớp tương ứng cụm”(Xms)”.

- Để xuất ra tệp ảnh động chọn: File -> Export As và gõ tên tệp với phần mở rộng là gif rồi nháy nút export.

- GIMP còn cung cấp một số hiệu ứng để làm ảnh sinh động hơn.


Hoạt động 3: Thực hành

a) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học thông qua thực hành.

b) Nội dung: Giáo viên giao bài tập, học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành thực hành.

c) Sản phẩm: Bài thực hành của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành các nhiệm vụ thực hành trang 135, 136 sgk.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm.

NV1: Tạo hình tròn mặt khác nét như hình 28.5.

NV2: Tạo ảnh động biểu tượng chờ dùng hình trong nhiệm vụ 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả thực hành theo nhóm GV đã phân công

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua làm bài tập.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hành.

c) Sản phẩm: Kết quả học sinh thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 136 sgk.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học