Giáo án Tả cây cối lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được các đoạn của bài văn.

- Hiểu cấu tạo thường gặp của bài văn tả cây cối, cách tả một loài cây cụ thể theo trình tự nhất định.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc và trả lời câu hỏi về nội dung, cấu tạo của bài văn tả cây cối; nắm được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối.

Năng lực văn học:

- Phát hiện được chi tiết hay, hình ảnh đẹp trong bài văn tả cây cối.

- Biết bày tỏ sự yêu thích của mình với những chi tiết hay, hình ảnh đẹp trong bài văn.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, tình yêu thiên nhiên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Vở viết.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài học mới: Trong tiết học trước, các em đã học bài thơ “Cau”. Các em đã được học cách nhà thơ miêu tả đặc điểm của cây cau. Hôm nay, các em sẽ học cách viết một bài văn tả cây cối qua việc tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- GV ghi tên bài học: Viết 1 – Tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu bài văn Cây si, giải thích các từ ngữ khó (VD: hòn non bộ, thân phụ, loà xoà,…).

- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài văn. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài:

a. Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.

b. Cây si được miêu tả theo trình tự nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Bài văn có 4 đoạn. Nội dung của từng đoạn:

+ Đoạn l: Giới thiệu đặc điểm chung của cây si.

+ Đoạn 2: Miêu tả rễ cây si.

+ Đoạn 3: Miêu tả lá cây si.

+ Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cây si.

b) Cây si được miêu tả theo trình tự các bộ phận của cây.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS đọc to nội dung bài học trong SGK. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV giải thích kĩ hơn về kiến thức được trình bày trong bài học, các từ ngữ khó (nếu có).

- GV mời 1 – 2 HS nhắc lại cho cả lớp nghe về cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- GV chuẩn bị 3 tấm bìa ghi chữ to “Mở bài”, “Thân bài”, “Kết bài”. GV úp 3 tấm bìa lại, để trên mặt bàn GV. GV mời 3 HS lên bảng, mỗi HS lựa chọn 1 tấm bìa. HS chọn được tấm bìa nào sẽ nói lại nội dung từng phần bài văn tả cây cối. (VD: HS chọn được tấm bìa “Mở bài” sẽ nói: “Phần mở bài giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả,...)”. Tương tự, tấm bìa “Thân bài” – “Phần thân bài gồm 2 ý. Thứ nhất là tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả. Thứ hai là nêu ích lợi của đối tượng miêu tả”. Tấm bìa “Kết bài” – “Phần kết bài nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả”.)

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được trình tự miêu tả của bài văn.

- Hiểu cấu tạo thường gặp của bài văn tả cây cối.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1: đọc bài văn “Cây bàng” và so sánh trình tự miêu tả giữa bài văn đó với bài văn “Cây si”.

- GV mời 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn trong bài văn Cây bàng. Các HS khác đọc thầm theo.

- GV giải thích các từ khó trong bài văn. (VD: màu tía, trơ trụi, trơ trơ, li ti, điểm,…).

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận về sự khác nhau trong trình tự miêu tả cây bàng và cây si.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp về sự khác nhau trong trình tự miêu tả cây bàng và cây si.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung:

Có thể miêu tả cây cối theo trình tự khác nhau: tả từng bộ phận của cây (như ở bài “Cây si”) hoặc tả sự thay đổi của cây theo thời gian (như ở bài “Cây bàng”).

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.

- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, khen ngợi và động viên HS.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Chuẩn bị nội dung cho tiết học Bài viết 2: Quan sát cây cối.

+ Chuẩn bị tranh/ ảnh về một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) để thực hành quan sát.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời câu hỏi: Cây si được miêu tả theo trình tự: đặc điểm chung của cây – rễ cây – lá cây – ích lợi của cây; cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian (các mùa trong năm).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học