Giáo án Kể chuyện: Chiếc ví lớp 4 - Cánh diều
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe và nhớ nội dung, kể lại được câu chuyện Chiếc ví.
- Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện.
- Lắng nghe bạn kể, biết ghi thắc mắc, nhận xét; phát biểu đánh giá lời kể của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết kể chuyện; biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; biết lắng nghe và ghi chép.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo khi kể chuyện: chọn ngôi kể, sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng phương tiện trực quan, trang phục…
Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái (biết thông cảm với những người nghèo khó; đề cao đức tính trung thực trong mọi hoàn cảnh; biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.
- Tranh minh họa của bài Chiếc ví.
- Máy tính, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài học: Trong tiết luyện nói và nghe hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện về một chiếc ví bị thất lạc. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về sự việc xảy ra trong câu chuyện và về các nhân vật trong câu chuyện. - GV ghi tên bài học: Kể chuyện “Chiếc ví”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe kể chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình tiết, diễn biến và nhân vật của câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó, nếu có (VD: danh thiếp, tống tiền). - GV kể lần 2, 3 hoặc chiếu video (nếu có). - GV cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK. Hoạt động 2: Kể chuyện Nhiệm vụ 1: Kể chuyện trong nhóm a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện Chiếc ví trong nhóm. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi. - GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện đúng yêu cầu của BT. Nhiệm vụ 2: Kể chuyện trước lớp a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện Chiếc ví trước lớp. b. Các tiến hành - GV mời HS xung phong kể toàn bộ (hoặc một đoạn của câu chuyện). Các HS khác lắng nghe, góp ý. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá, góp ý. Hoạt động 3: Trao đổi về câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. b. Cách tiến hành - GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến. Các HS khác lắng nghe, góp ý. a. Em có suy nghĩ gì về tính cách của các nhân vật trong câu chuyện (nhà từ thiện, cậu bé, người trợ lí)? b. Qua câu chuyện, em thấy thái độ của người trợ lí đối với cậu bé thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? c. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - GV tổng kết ý kiến của cả lớp để HS hiểu đúng. Chú ý kiểm tra nội dung ghi chép của một số HS; hướng dẫn HS ghi chép, có thái độ đúng khi nghe và thảo luận (tôn trọng người nói, tích cực tham gia thảo luận). Văn bản truyện: Chiếc ví Một nhà từ thiện tới làm việc ở thành phố nọ. Bỗng nhiên, ông phát hiện chiếc ví tiền rơi đâu mất. Người trợ lí của ông cho rằng có lẽ chiếc ví bị mất khi đi bộ qua khu nhà ổ chuột trong thành phố. Nhà từ thiện hi vọng ai đó nhặt được ví sẽ liên hệ với mình. Nhưng sau hai giờ, vẫn không có tin tức gì. Người trợ lí nói: “Trong ví có danh thiếp, người nhặt được ví nếu muốn trả lại chỉ mất vài phút gọi điện thoại. Nhưng chắc họ không định trả lại đâu.”. Nhà từ thiện vẫn kiên nhẫn chờ. Khi trời sắp tối, chuông điện thoại bỗng vang lên. Giọng một cậu bé nhắn họ đến nhận ví tại một địa điểm. Mặc cho người trợ lí lo rằng đây có thể là một cái bẫy để tống tiền, nhà từ thiện vẫn lái xe đến đó. Đến nơi, họ thấy một cậu bé với bộ quần áo rách rưới tiến về phía họ. Trên tay cậu ta là chiếc ví của nhà từ thiện. Người trợ lí nhận lại chiếc ví, không quên kiểm tra và thấy ví có rất nhiều tiền. Cậu bé ngập ngừng nói: - Chú có thể cho cháu một ít tiền không? Người trợ lí mỉm cười đắc ý: “Tôi biết mà...”. Nhưng nhà từ thiện ngắt lời anh ta và tươi cười hỏi cậu bé muốn bao nhiêu tiền. - Cháu chỉ cần một đô la. - Cậu bé xấu hổ nói. Nhà từ thiện ngạc nhiên: - Tại sao lại là một đô la vậy, cháu? Lúc này, cậu bé mới kể lại câu chuyện: - Cháu tìm mãi mới thấy trạm điện thoại, nhưng cháu không có tiền. Vì vậy, cháu phải mượn tiền của một người để gọi điện. Bây giờ cháu cần phải trả cho họ. Đôi mắt trong veo cùng những lời nói của cậu bé nghèo khiến người trợ lí vô cùng xấu hổ, chỉ biết cúi đầu lặng im. Còn nhà từ thiện thì ôm cậu bé vào lòng. Sau sự việc, nhà từ thiện quyết định đầu tư xây dựng một số trường học ở thành phố để trẻ em từ các khu ổ chuột nghèo khổ có thể đến trường học miễn phí. Theo ĐĂNG DƯƠNG * CỦNG CỐ - GV tổ chức cho HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược điểm của mình và các bạn trong lớp, những bạn tiến bộ về kĩ năng kể, những bạn cần rèn luyện thêm. - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và tuyên dương những HS kể hay, thảo luận tốt và những HS có tiến bộ về kĩ năng kể, kĩ năng trao đổi. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Kể chuyện Chiếc ví cho người thân nghe. + Chuẩn bị bài đọc 2 Một người chính trực. |
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới. - HS lắng nghe. - HS trả lời dựa vào nội dung câu chuyện GV kể. - HS kể chuyện trong nhóm. - HS kể chuyện trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS phát biểu ý kiến: a. Nhà từ thiện là người tốt bụng, luôn tin tưởng và đồng cảm với những người nghèo khó. Cậu bé là người rất trung thực, biết giữ lời hứa. Người trợ lí là người đa nghi và không có thiện cảm với những người nghèo nhưng đã thay đổi khi chứng kiến hành động đẹp của cậu bé. b. Lúc đầu, người trợ lí nghi ngờ cậu bé có âm mưu tống tiền nhà từ thiện, sau đó lại nghĩ rằng cậu bé xin tiền nhà từ thiện. Nhưng khi biết được sự thật, người trợ lí vô cùng xấu hổ. Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì anh ấy chứng kiến cách ứng xử rất trung thực và cao thượng của cậu bé. c. Hãy trung thực, luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh mình; cần có niềm tin vào người khác, không nên đánh giá người khác qua hình thức. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4