Giáo án Những hạt thóc giống lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Qua câu chuyện về chú bé Chôm, câu chuyện ca ngợi đức tính trung thực và dũng cảm, xem đó là những đức tính quý nhất của con người; các bạn nhỏ rất cần rèn luyện để có được lòng trung thực và tinh thần dũng cảm.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Hiểu những chi tiết bất ngờ trong bài, biết chia sẻ suy nghĩ với mọi người.

- Thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật và diễn biến của câu chuyện.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, dũng cảm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Kiểm tra bài cũ

- GV mời đại diện 1 - 2 HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc Một người chính trực.

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

* Giới thiệu bài

- GV giao nhiệm vụ: HS đọc tên bài và quan sát bức tranh minh họa trong bài.

Giáo án Những hạt thóc giống lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

- GV giới thiệu bài: Trong bức tranh, các em thấy một chú bé đang quỳ trước mặt nhà vua. Nhà vua đưa tay cho chú bé, dáng vẻ trìu mến. Bên ngoài cung điện có rất nhiều bao tải và thúng thóc, lại có cả những chú voi chở đầy những bao tải thóc đang đứng chờ. Ông vua và chú bé đang nói chuyện gì? Các em hãy đọc bài “Những hạt thóc giống” để tìm hiểu diễn biến câu chuyện nhé!

- GV ghi tên bài học: Đọc 3 – Những hạt thóc giống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt nghỉ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng thong thả, rõ ràng, sinh động. Nhấn giọng ở những từ ngữ mới hoặc khó đối với HS. Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc cách ngắt giọng một số câu cho đúng ngữ pháp – ngữ nghĩa, lưu ý cách nâng giọng, hạ giọng cho phù hợp với các câu đối thoại trong bài.

- GV cho HS luyện đọc cá nhân toàn bài.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 HS đọc to, rõ nghĩa các từ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền mình trong SGK tr.42. Các HS khác lắng nghe, theo dõi.

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 câu hỏi trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.

(1) Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?

(2) Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?

(3) Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói?

(4) Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói?

(5) Em có tán thành ý kiến “Trung thực là đức tính quý nhất của con người.” không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 3. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 4. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi 5. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV hỏi thêm: Em có suy nghĩ gì về vị vua trong bài đọc?

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV rút ra ý nghĩa của bài đọc cho HS: Câu chuyện ca ngợi đức tính trung thực và dũng cảm, xem đó là những đức tính quý nhất của con người; các bạn nhỏ rất cần rèn luyện để có được lòng trung thực và tinh thần dũng cảm.

- HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi tính cách chính trực, luôn vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS nghe và đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nghĩa của các từ.

- HS đọc câu hỏi.

- HS đọc thầm.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi 1:

Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 2:

Vì cậu bé dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 3:

Vì mọi người không dám nói ra sự thật; khi thấy Chôm nói thật, mọi người lo lắng, sợ Chôm bị nhà vua trừng phạt.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 4:

Nhà vua đỡ Chôm dậy, nói cho mọi người biết sự thật là ông đã cho luộc kĩ thóc rồi nên thóc không thể nảy mầm được. Vua khen ngợi Chôm là người trung thực, dũng cảm; quyết định truyền ngôi cho Chôm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi 5 theo suy nghĩ cá nhân. VD:

Em tán thành, vì người trung thực luôn luôn được tín nhiệm và làm nhiều việc tốt.

- HS trả lời: Đó là một vị vua rất hiền minh, sáng suốt. Ông đề cao đức tính trung thực và dũng cảm. Ông đã dạy cho rất nhiều người dân của ông bài học về lòng trung thực.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học