Giáo án Luyện tập tả cây cối (trang 41) lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết tóm tắt bài văn để tìm ra các ý chính của bài.

- Biết quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết thảo luận nhóm về nội dung và cấu trúc của bài văn miêu tả cây cối.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: tóm tắt bài văn theo các ý chính; quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).

Năng lực văn học:

- Biết cảm thụ vẻ đẹp của những từ ngữ gợi tả, những câu văn giàu hình ảnh.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV: quan sát cây cối, ghi lại kết quả quan sát,…).

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.

- Vở viết, vở nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài học mới: Trong tiết học viết trước, các em đã được đọc các bài văn “Cây bàng” và “Cây si”, đồng thời được tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cây cối. Trong bài hôm nay, các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để tóm tắt bài văn tả cây cối, sau đó quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.

- GV ghi tên bài học: Viết 2 – Luyện tập tả cây cối.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tóm tắt bài văn Cây si theo bố cục 3 phần (BT1)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được bài văn tả cây cối theo bố cục 3 phần.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT1:

Giáo án Luyện tập tả cây cối (trang 41) lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc thầm lại bài văn Cây si và tự tóm tắt bài văn theo nội dung bảng in trong SGK.

+ Sau khi tự tóm tắt xong, HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi, đối chiếu bài làm của mình với bạn.

- GV viết lên bảng phụ bảng tóm tắt trong SGK, sau đó mời 4 HS lần lượt lên viết 4 nội dung cần tóm tắt trong bảng. Các HS khác nhận xét về bài làm của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu về cây si

Cây si luôn già hơn những cây khác

Thân bài

Miêu tả các bộ phận của cây si

Rễ si: Rậm, dài, nhìn giống bộ râu; chuyển màu trắng vào ngày sắp mưa hoặc sau mưa.

Rễ si khác rễ đa: Rễ si không thành những thân phụ, còn rễ đa ăn xuống đất, lớn lên, thành thân phụ.

Lá si: nhỏ, nhiều, cho bóng mát rượi, không rụng hàng loạt, xanh tươi quanh năm.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cây si

Cây si có ích lợi với con người: Lá si cho bóng mát, còn rễ si khiến trẻ nhớ về ông nội, ông ngoại.

Hoạt động 2: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát cây (BT2)

Nhiệm vụ 1: Quan sát

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách quan sát cây.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT 2: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một loài cây mà em yêu thích.

- GV hướng dẫn HS tiến hành quan sát theo các gợi ý trong BT 2:

a. GV có thể đưa HS ra vườn trường hoặc sân trường, quan sát các cây trong thực tế. Trong trường hợp không thể quan sát cây trong thực tế, GV yêu cầu mỗi HS đưa ra bức tranh/ ảnh đã chuẩn bị trước về một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà HS thích và tiến hành quan sát cây đó.

b. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, quan sát các chi tiết sau:

- Quan sát hình dáng của cây (to hay nhỏ, cao hay thấp, vươn thẳng hay xoè rộng,…).

- Quan sát các bộ phận của cây (gốc cây, thân cây, lá cây, hoa, quả,…).

- GV hướng dẫn HS quan sát cây, trao đổi với bạn cùng nhóm đôi kết quả quan sát của mình.

c. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, nhận biết cách thức quan sát cây:

- HS quan sát bằng mắt, bằng tay, bằng tai, bằng mũi (nếu quan sát cây cối trong thực tế).

- HS quan sát bằng mắt (nếu xem tranh/ ảnh về cây).

- HS trao đổi với bạn cùng nhóm đôi về cách thức quan sát cây. (VD: Tớ nhìn thấy hoa có màu đỏ và màu trắng. Tớ sờ cánh hoa thấy mịn như nhung. Tớ ngửi thấy mùi hoa thơm thoang thoảng. Tớ nghe thấy tiếng lá cây reo xào xạc trong gió.)

d. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi lại vắn tắt kết quả quan sát. HS ghi lại vắn tắt kết quả quan sát cây vào vở nháp. (Có thể ghi theo tuyến tính hoặc ghi thành dạng sơ đồ tư duy.)

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về kết quả quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi với bạn về kết quả quan sát được.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS trao đổi với bạn cùng nhóm đôi về kết quả quan sát của mình.

- GV mời 2 – 3 HS đọc to kết quả quan sát vừa ghi chép.

- GV nhận xét, biểu dương bài làm tốt.

* CỦNG CỐ

- GV yêu cầu HS tự nhận xét về tiết học: ưu điểm, nhược điểm của cả lớp; những điều đã làm được, những điều cần rút kinh nghiệm, rèn luyện thêm.

- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét tiết học, khen ngợi và động viên HS.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học về bài văn tả cây cối.

+ Chuẩn bị nội dung cho tiết học Bài đọc 3: Những hạt thóc giống.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trao đổi nhóm.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học