Giáo án Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III)

*ĐCND: Không làm bài tập 3

3. Thái độ

- Có thái độ đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ. 

- HS: Vở BT, sgk.

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)


- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ


2. Hình thành KT:(30p)

*Mục tiêu: Nắm được 2 cách MB trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

* Cách tiến hành: 

a. Nhận xét:

- Cho HS quan sát tranh.

+ Em biết gì qua bức tranh này?





Bài 1: Đọc truyện sau: 

- Gọi  HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. 

Bài 2: 

- Nêu phần mở bài của câu chuyện?



- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 

Bài 3: 

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm. 

+Hãy so sánh hai cách mở bài?






- GV: Đó là hai cách mở bài trong bài văn KC. 

+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?



b. Ghi nhớ: 

- YC HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. 

Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp

- HS quan sát tranh. 

+ Đây là tranh minh hoạ truyện: Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều  muông thú. 


- HS tiếp nối nhau đọc truyện. 


- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện –Chia sẻ nhóm đôi 

- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. 


- Hs thảo luận nhóm 2


+ Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện. 

+ Còn cách mở bài thứ hai là: Không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể. 



+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 

+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 


- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. 

3. HĐ thực hành  (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được mở bài theo cách đã học 

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

Bài 1: Đọc các mở bài sau và . . 

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 

- HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. 


+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?




- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng. 

Bài 2: 

- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập. 

- YC HS thảo luận nhóm đôi làm bài sau đó báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?


- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng. 

* GV: Cách MB trực tiếp phù hợp với nội dung câu chuyện Hai bàn tay. Tác giả muốn chú ý đến nội dung chuyện:ý chí, nghị lực và lòng yêu nước của Nguyễn Tất Thành

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS đọc yêu cầu bài tập. 

- HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi – Chia sẻ trước lớp

+ Cách a:  Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông. 

+ Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện. 

- 2 em đọc lại 2 cách mở bài trên.



- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS thảo luận nhóm đôi làm bài sau đó báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê


- HS liên hệ lòng biết ơn, noi gương theo tấm gương của Bác Hồ.


- Nêu lại 2 cách MB trong bài văn kể chuyện

- Viết đoạn MB ở bài tập 2 theo cách MB trực tiếp.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học