Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Hũ bạc của người cha mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

2. Kỹ năng: 

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ lao động.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân. 

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng: 

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  1.  1. Hoạt động khởi động (3 phút)
  2. - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.


- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.


- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: 

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.

+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.








c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:


- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//

+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.//

+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//


- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.













- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 




- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...)

- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.









- Đọc phần chú giải (cá nhân). 




- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.


- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Ông lão là người như thế nào?

+ Ông lão buồn vì điều gì?


+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?

+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì?

+ Người cha đã làm gì đối với số tiền đó?

+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?



+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?


+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào?



+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?


+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?

+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?


+ Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em?




=> Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).




- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.

- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.

- Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười biếng.

- Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

- Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha.



- Người cha ném tiền xuống ao.


- Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà người con kiếm được không. Nếu thấy tiền vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.

- Vì người cha biết số tiền anh mang về không phải là tiền anh kiếm được nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.

- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chính mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.


-……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quí đồng tiền và sức lao động.

- Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quí đòng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.

Học sinh suy nghĩ trả lời théo ý riêng: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Học sinh nghe. 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp









→ GV nhận xét, đánh giá 

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.


5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được  toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp.











- Giáo viên nhận xét, chốt.

* Tổ chức cho học sinh kể: 

- Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể.




- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu → nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm


d. Thi kể chuyện trước lớp:


- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật.

* Lưu ý: 

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu 

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 

+ Câu chuyện nói về việc gì?


+ Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?

+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?



- Học sinh nghe.





- 1 học sinh đọc yêu cầu.


- Làm việc theo nhóm, sau đó báo cáo.

- Lời giải: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.

+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng chỉ ngủ còn cha già thì còng lưng làm việc.

+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên.

+ Tranh 4: Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.

+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.



- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét cách kể của bạn.

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 

- Học sinh đánh giá.



- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh M3+ M4 kể chuyện.







- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- 2, 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học