Giáo án Luyện từ và câu: Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT 1).

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết ( hoặc nói ) được câu có hình ảnh so sánh (BT 3).

- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT 4).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.

3. Thái độ: Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Bảng phụ, bản đồ Việt Nam.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Lớp hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.


- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.


- Học sinh hát.


- 1 học sinh lên bảng làm bài tập 1 tuần 14.

- Học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu: 

- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.

- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT 2).

- Dựa theo tranh gợi ý ,viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.

*Cách tiến hành: 

*Việc 1: Mở rộng vốn từ

Bài tập 1: Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Cho học sinh làm bài theo nhóm.

- Gắn kết quả, chữa bài.

- Giáo viên, học sinh nhận xét ,bổ sung.

+ Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?

+ Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?

- Yêu cầu học sinh ghi vào vở.

+ Kể tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?





Bài tập 2: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở.


- Giáo viên nhận xét, chữa bài.




*Giáo viên củng cố hiểu biết  tên các dân tộc thiểu số, gắn với đời sống của dân tộc ít người ở các miền đất nước.

*Việc 2: Luyện tập về so sánh

Bài tập 3:

Làm việc nhóm 4 -> Làm việc cả lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Học sinh cùng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh?

+ Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng?



- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 4: Làm việc cá nhân → Chia sẻ cặp đôi → Làm việc cả lớp

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống.

- Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.




- Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Giáo viên củng cố về cách dùng hình ảnh so sánh và từ dùng để so sánh.




- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Trao đổi cặp đôi, chia sẻ trước lớp.


- Thống nhất kết quả

+ Là các dân tộc ít người

+... thường sống ở miền núi,...



+ Các dân tộc thiểu số sống ở phía Bắc: Tày, Nùng, Dao,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung: Vân Kiều, Khơ-mú,...

+ Các dân tộc thiểu số sống ở miền Nam: Khơ-me, hoa, Xtiêng,...




- Học sinh làm vào vở.

- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.

- Học sinh chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ bậc thang, b/nhà rông

c/ nhà sàn, d/ Chăm







- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm

-  Học sinh quan sát tranh và và thực hiện các yêu cầu:

+ Tranh 1: Mặt trăng và quả bóng.


+  Mặt trăng tròn như quả bóng.


+ Học sinh nối tiếp chia sẻ các sự vật trong các tranh còn lại (...)




- 1 em đọc đầu bài tập, lớp đọc thầm.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Dự kiến đáp án:

a/ như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.

b/ như đổ mỡ

c/ như núi

3. HĐ ứng dụng (3 phút)


 4. HĐ sáng tạo (1 phút)


- Thi hát các bài hát, đọc các bài ca dao,… viết về các dân tộc.

- Sưu tầm, tìm các câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng văn học Việt Nam có sử dụng phép so sánh.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học