Giáo án Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 ).

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau (sự vật với sự vật) trong câu văn, câu thơ (BT2)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng và phát triển vốn từ, có kỹ năng sử dụng từ ngữ hợp lý trong các hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hỉnh ảnh đẹp, yêu thích môn học.

4. Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ BT1, bảng lớp viết sẵn các câu văn, thơ BT2. Tranh minh hoạ cảnh biển xanh, vòng ngọc thạch.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.

- Trò chơi: Truyền điện

- Tổng kết, nhận xét

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.


- Nối tiếp nhau tìm các sự vật có ở xung quanh mình.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu :

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 ).

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2 ).

*Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

Bài 1: 





+ Thế nào là từ chỉ sự vật?


+ Em hãy tìm thêm các từ chỉ sự vật mà em biết?

Bài 2:



+ Hai bàn tay em được so sánh với gì?


+ Tìm từ chỉ sự vật trong kết quả em vừa tìm được.

=> Hai bàn tay em và hoa đầu cành đều rất đẹp, rất xinh. Đây là so sánh “sự vật” với “sự vật”

+Vì sao tác giải lại nói: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”?




+ Cánh diều và dấu á có nét gì giống nhau mà tác giả lại so sánh chúng với nhau?

=> Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác giả mới so sánh: “Cánh diều như dấu á”.


+ Vì sao tác giả lại so sánh dấu hỏi với vành tai?

+ Em nào phát hiện ra điểm giống nhau trong các hình ảnh so sánh của 3 câu trên?

- Tại sao mỗi sự vật nói trên lại được so sánh với nhau?

- Người ta dùng từ nào để so sánh trong các ví dụ trên?

=> Chốt KT: Các sự vật có nét giống nhau được so sánh với nhau. Sự so sánh đó làm cho sự vật xung quanh chúng ta trở nên đẹp và có hình ảnh.

Bài 3: 

+ Trong các hình ảnh so sánh có ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao?

- HS tự tìm và ghi vở những từ chỉ sự vật.

- Chia sẻ kết quả trong cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp: Tay em, răng, hoa nhài, tóc.

- Chỉ người, bộ phận của người, đồ vật, cây cối...(M3, M4)

- HS tìm và nêu.


- HS làm bài cá nhân.

- Trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.

- Chia sẻ kết quả trước lớp (ý a).

- “Hai bàn tay em” được so sánh với  “hoa đầu cành” (M1)

- Hai bàn tay em, hoa đầu cành (M1, M2)



- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý b

- Vì mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Màu ngọc thạch là màu xanh gần giống với màu nước biển.

- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý c.

- Có cùng hình dáng, hai đầu đều cong lên.




- HS tiếp tục chia sẻ kết quả ý d.

- Có hình dáng giống nhau


- Đều là so sánh sự vật với sự vật (M3, M4)

- Vì chúng có nét giống nhau


- “như”







- Hs thảo luận trong nhóm đôi rồi nêu kết quả trước lớp.

3. HĐ ứng dụng (3 phút): 


- GV chú ý sửa câu, nếu HS nói chưa thành câu hoàn chỉnh.

=> Chốt: Mỗi hình ảnh so sánh trên đều có một nét đẹp riêng. Các em cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày để cảm nhận được vẻ đẹp của chúng và biết cách so sánh.

- HS quan sát các sự vật xung quanh lớp học và so sánh với các sự vật liên quan. Nêu kết quả tìm được trước lớp.





4. HĐ sáng tạo (1 phút):

Về nhà quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì.


- HS thực hiện theo yêu cầu

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học