Giáo án Hương làng lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

CHỦ ĐIỂM: ĐẤT NƯỚC

Bài 02: HƯƠNG LÀNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh, HS địa phương dễ viết sai: thoảng nhẹ, những, tưởng như, thơm mãi, chân đất, quen thuộc, đất quê, viên trứng cua, hít thở, quanh mâm, ngắt. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo ngữ nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: mộc mạc, chân đất , đượm, ... trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu được nội dung, ý nghĩa cảu bà: Vẽ đẹp của làng quê hiện lên qua mùi hương quen thuộc, giản dị, mộc mạc nhưng nồng nàn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với thô quê.

- Nhận biết và sử dụng được pháp tu từ so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động)

- Hiểu nghệ thuật sử dụng từ ngữ gợi tả , gợi cảm trong miêu tả Hương làng của tác giả; cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu quê hương, làng xóm của tác giả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích, cảm nhận các chi tiết miêu tarmuif hương trong bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: tình yêu thiên nhiên, quê hương, làng xóm, yêu thích cái đẹp.

- Phẩm chất nhân ái: yêu thích cái đẹp

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu Sông quê”.

- Hình thức chơi: HS chọn các quần đảo, đảo trên trò chơi để đọc 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương?

+ Câu 3: Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia:

+ Các từ ngữ: bờ tre, bầy sẻ, khúc sông quê, cầu tre lắt lẻo, bờ sông, câu hò, tình quê.

+ Các hình ảnh trong bài thơ đều rất đẹp và bình yên: bờ tre, bầy sẻ, cầu tre lắt lẻo, thuyền nan nghèo lặng lờ trôi, em cùng bè bạn soi bóng mình tuổi hoa.

+ Tiếng bờ tre xào xạc trong gió, tiếng bầy sẽ “nhả nhạc” rộn rã cả mọt khúc sông, tiếng cười của các bạn nhỏ trong trẻo, vang vọng hai bờ sông; tiếng hò mênh mông tha thiết cất lên từ những chiếc thuyền nan trên sông.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh, HS địa phương dễ viết sai: thoảng nhẹ, những, tưởng như, thơm mãi, chân đất, quen thuộc, đất quê, viên trứng cua, hít thở, quanh mâm, ngắt. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo ngữ nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: mộc mạc, chân đất , đượm, ... trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu được nội dung, ý nghĩa cảu bà: Vẽ đẹp của làng quê hiện lên qua mùi hương quen thuộc, giản dị, mộc mạc nhưng nồng nàn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với thô quê.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, trang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đất quê

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hương ấy

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến quanh mâm.

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: thoảng nhẹ, những, tưởng như, thơm mãi, chân đất, quen thuộc, đất quê, viên trứng cua, hít thở, quanh mâm, ngắt.

- Luyện đọc câu: Cứ muốn căng lồng ngực ra/ mà hít thở/ đến no nê, giống như thuở nhỏ/ hít hà hương hương thơm/ từ nồi cơm gạo mới/ mẹ bắc ra/ và gọi cả nhà/ ngồi vào quanh mâm..

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ khó

mộc mạc:

chân đất:

đượm:

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?

+ Câu 2: Tìm những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá?

+ Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?

+ Câu 4: Theo em vì sao bài đọc lại có tên là hương làng?

- GV nhận xét, tuyên dương, Chốt: Bài đọc có tên Hương làng vì nó miêu tả hương thơm của cây cối, hoa lá tự nhiên quen thuộc, mộc mạc, đặc trưng của làng quê.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV nhận xét, tuyên dương, nêu nội dung: Bài văn thể hiện vẻ đẹp của làn quê hiện lên qua những mùi hương quen thuộc, giản dị, mộc mạc nhưng nồng nàn, và tình cảm sâu sắc, của tác giả với quê hương, làng xóm.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

mộc mạc: giản dị, đơn sơ, giữ nguyên vẻ tự nhiên.

chân đất: mộc mạc, không màu mè

đượm: thấm sâu, đậm vào bên trong.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Mỗi khi đi trong làng tác giả luôn cảm nhận được mùi hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

+ Đó là các từ ngữ: hoa thiên lí thoảng nhẹ, bay đến rồi thoáng cái bay đi; hoa cau thơm lạ lùng, hoa ngâu thơm lạ lùng, hoa ngâu thơm nồng nàn, tưởng như có thể sờ được, nắm được các mùi hương ấy; các loài lá đượm một mùi hương mãi không thôi...

+ Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ;...mùi thơm từ đồng vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ..

+ HS nói suy nghĩ các nhân

+ HS khác nhận xét

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học