Giáo án Những tấm chân tình lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

CHỦ ĐIỂM: ĐỒNG QUÊ YÊU DẤU

Bài đọc 2: NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH (T1+2)


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh HS dễ viết sai: trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó,mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: tấm chân tình, choáng ngợp, hủ tiếu,

tô, nhen, trông nhau, nhiêu... Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ấn tượng đẹp của tác giả khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ấn tượng về cách sống chân tình của con người nơi đây.

Nhận biết các câu có sử dụng từ bằng. Biết đặt câu bày tỏ cảm xúc về một nội dung của bài đọc.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các câu văn

hay, hình ảnh đẹp trong văn bản.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các câu hỏi; nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: tự hào về đất nước, yêu mến những thành phố của đất nước mình - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”.

- Hình thức chơi: HS nối tiếp mỗi em nêu tên Phố ở Hà nội mà em biết

- GV Nhận xét, tuyên dương.

-Cho HS nghe một đoạn trong bài hát Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Xuân Hồng do một bạn thiếu niên/nhóm thiếu niên trình bày

+ Bài hát này nói về thành phố nào?

- GV dẫn dắt vào bài mới:

- HS tham gia trò chơi

- Lần lượt mỗi học sinh đều thực hiện.

- HS lắng nghe.

- Bài hát nói về Thành phố Hồ Chí Minh

2. Khám phá.

+ Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh HS dễ viết sai: trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó,mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: tấm chân tình, choáng ngợp, hủ tiếu,

tô, nhen, trông nhau, nhiêu... Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ấn tượng đẹp của tác giả khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ấn tượng về cách sống chân tình của con người nơi đây.- +Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, ttrang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (6 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ngoài bắc.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mà sống

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến nhiều lắm

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó, mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa

- Luyện đọc câu: Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, / tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. / Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt./ Mưa đến nhanh và kết thức cũng nhanh,/ chẳng rả rích như nhừng cơn mưa ngoài Bắc.//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV tổ chức theo kĩ thuật Mảnh ghép: mỗi nhóm chuyên trả lời 1 câu hỏi. Sau đó, ở nhóm ghép, HS sẽ thảo luận cả 3 câu hỏi.

- Một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nêu ý kiến, bổ sung.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?

+ Câu 2: Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì?

+ Câu 3: Câu nói của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào?

GV cho HS liên hệ thực tế.

GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Những ấn tượng đẹp của tác giả khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ấn tượng về cách sống chân tình của con người nơi đây.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS ghép được các từ ngữ với lời giải từ ngữ

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đó là sự choáng ngợp bởi thành phố này lộng lẫy, náo nhiệt, khác xa nơi tác giả sống; ấn tượng về cơn mưa bất chợt, đến rất nhanh và kết thúc cũng nhanh, khác với những cơn mưa rả rích ngoài miền Bắc.

+ Tác giả ấn tượng về “cái nắng chói chang” và đặc biệt là ấn tượng về cách ứng xử rất tình cảm của những con người bình dị nơi đây (chú chủ quán hủ tiếu, những người uống cà phê ven đường).

+ Câu nói thể hiện cách sống đẹp của những con người bình dị qua việc ứng xử rất chân tình: luôn để ý, quan tâm tới mọi người xung quanh (nhất là những người yếu thế) và sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học