Giáo án Hai Bà Trưng lớp 3 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

CHỦ ĐIỂM: ĐẤT NƯỚC

Bài 16: ĐỌC HAI BÀ TRƯNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn truyện. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai: thuở xưa, dân lành, thủ lạ, lòng dân, Mê Linh, chỉ lớn, giành lại, non sông, lập mưu, Luy Lâu, lần lượt,... (MB); thuở xưa, giỏi võ nghệ, tin dữ, trẩy quân, ẩn hiện, sụp đổ,... (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong truyện, VD: nhà Hản, đô hộ, Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, lưu danh,... Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Qua chú thích về nhà Hán, hiểu giặc ngoại xâm ở bài đọc này là một triều đại ở Trung Quốc ngày xưa.

- Tìm các tên người, tên địa lí trong bài; biết quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

- Hiểu thông điệp trong lời nói của nhân vật, biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân

với người khác.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: tự hào về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quê hương đất nước qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Hai Bà Trưng - Cánh diều

- GV cho HS tham gia trò chơi ô cửa bí mật mở những miếng ghép rồi xuất hiện một số hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, từ đó giới thiệu bài đọc: Trong lịch sử nước ta có nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay, các em đọc bài Hai Bà Trưng để tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo, gọi là khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn truyện. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ viết sai: thuở xưa, dân lành, thủ lạ, lòng dân, Mê Linh, chỉ lớn, giành lại, non sông, lập mưu, Luy Lâu, lần lượt,... (MB); thuở xưa, giỏi võ nghệ, tin dữ, trẩy quân, ẩn hiện, sụp đổ,... (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong truyện, VD: nhà Hản, đô hộ, Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, lưu danh,... Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Qua chú thích về nhà Hán, hiểu giặc ngoại xâm ở bài đọc này là một triều đại ở Trung Quốc ngày xưa.

+ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

+ Hiểu thông điệp trong lời nói của nhân vật, biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân

với người khác.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, trang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đánh đuổi quân xâm lược.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến Giết chết Thi Sách.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến đường hành quân.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: thuở xưa, ruộng nương, lên rừng săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Trưng Trắc, Trưng Nhị, dạy dỗ, giành lại non sông, Luy Lâu, …

- Luyện đọc câu: Nhận được tin giữ,/ Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu/ hỏi tội kẻ thù.

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi tổ chức cho thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép, gọi lần lượt 4 HS với 4 câu hỏi trong.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý:

a) Tội ác của giặc ngoại xâm.

b) Chí lớn giành lại non sông.

c) Khí thế của nghĩa quân.

d) Khởi nghĩa thắng lợi.

+ Câu 2: Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác như thế nào đối với dân ta?

+ Câu 3: Tìm những chi tiết thể hiện?

a) Tài năng là chí lớn của Hai Bà Trưng.

b) Khí phách hiên ngang của Hai Bà Trưng.

+ Câu 4: Những hình ảnh nào nói lên khí thế oai hùng và thắng lợi vang dội của đoàn quân khởi nghĩa?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Qua chú thích về nhà Hán, hiểu giặc ngoại xâm ở bài đọc này là một triều đại ở Trung Quốc ngày xưa.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Nhà Hán: triều đại ở Trung Quốc, cách đây hơn 2000 năm.

+ Đô hộ: thống trị nước khác.

+ Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

+ Trẩy quân: đoàn quân lên đường.

+ Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận che đỡ, để bảo vệ thân thể.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đánh đuổi quân xâm lược.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến Giết chết Thi Sách.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến đường hành quân.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ...

+ Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, cả hai đều nuôi chí lớn giành lại non sông.

+ Hai Bà kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù; có người xin cho mặc đồ tang...

+ Khí thế oai hùng: đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, búa rìu,...

+ Thắng lợi vang dội: thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định ôm đầu chạy về nước, đất nước ta sạch bóng quân thù.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học