Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 năm 2024 (mới, chuẩn nhất)

Trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới nhất, bản word trình bày đẹp mắt, chuẩn kiến thức sẽ giúp Giáo viên soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 dễ dàng hơn.

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 Kết nối tri thức

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng, rõ ràng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cóc kiện trời”, ngữ điệu phù hợp với lời nói của mỗi nhân vật; biết nghỉ hơi sau mỗi dấu câu.

- Nhận biết được các sự việc diễn ra trong câu chuyện. Hiểu được đặc điểm của nhân vật dựa vào hành động, lời nói.

- Hiểu nội dung bài: Giải thích vì sao hễ cóc nghiến răng thì trời đổ mưa.

- Dựa vào tranh minh họa kể lại được câu chuyện Cóc kiện trời.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV chiếu câu đố lên bảng, mời 1-2 HS đọc trước lớp.

- Gọi HS giải đố

- GV chốt đáp án; Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS đọc

- HS tham gia giải đố

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng, rõ ràng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cóc kiện trời”, ngữ điệu phù hợp với lời nói của mỗi nhân vật; biết nghỉ hơi sau mỗi dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

+ Hiểu được đặc điểm của nhân vật dựa vào hành động, lời nói.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu toàn bài, đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp; phân biệt lời kể với lời nhân vật.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến xin đi theo.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bị cọp vồ

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: nứt nẻ, trụi trơ, lưỡi tầm sét,…

- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/ có một năm trời nắng hạn rất lâu,/ ruộng đồng nứt nẻ,/ cây cỏ trụi trơ,/chim muông khát khô cả họng.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vì sao cóc lên thiên đình kiện Trời?

+ Câu 2: Nêu cách sắp xếp đội hình của cóc khi đến cửa nhà Trời.

+ Câu 3: Đội quân của có và đội quân nhà trời giao chiến với nhau như thế nào?

+ Câu 4: Vì sao Trời thay đổi thái độ với cóc sau khi giao chiến?

+ Câu 5: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong câu chuyện Cóc kiện trời

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài văn giải thích vì sao hễ cóc nghiến răng thì trời đổ mưa.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp; Đọc phân vai.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Vì trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng

+ Cua trong chum nước, ong sau cánh cửa, cáo, gấu , cọp ở hai bên cánh cửa.

+ Cóc đánh trống - trời sai gà ra trị cóc.

Gà bay ra – cáo nhảy tới cắn cổ, tha đi.

Trời sai chó ra bắt cáo – vừa đến cửa, gấu quật chó chết tươi.

Thần Sét ra trị gấu – Ong đốt túi bụi.

Thần nhảy vào chum – cua kẹp; Thần nhảy khỏi chum – cọp vồ.

+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.

+ HS thảo luận nhóm; Báo cáo:

1.Nguyên nhâncóc kiện trời...

2. Diễn biế cuộc đấu giữa 2 bên.

3. Kết quả cuộc đấu.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

- HS lắng nghe

- HS luyện đọc

3. Nói và nghe:

- Mục tiêu:

+ Dựa vào tranh minh họa kể lại được câu chuyện Cóc kiện trời.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 1: Nói về sự việc trong tranh

- GV giới thiệu câu chuyện.

- YC HS QS tranh minh họa.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nói về các sự việc có trong mỗi tranh.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc cá nhân: Nhìn tranh và tập kể từng đoạn theo tranh.

- Kể trong nhóm: Kể nối tiếp các đoạn rồi góp ý cho nhau.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS làm việc theo nhóm lần lượt nói về các sự việc có trong mỗi tranh.

- HS trình bày.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS luyện kể

- HS luyện kể.

- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét; bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học.

+ Cho HS đọc lại câu chuyện Cóc kiện trời để nhớ nội dung.

+ Kể cho người thân nghe và nói cảm nghĩ của em về nhân vật cóc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia đọc

+ Kể và nói cảm nghĩ của mình.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 (sách cũ)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học