Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 năm 2024 (mới, chuẩn nhất)

Trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới nhất, bản word trình bày đẹp mắt, chuẩn kiến thức sẽ giúp Giáo viên soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 dễ dàng hơn.

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 Kết nối tri thức

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Chuyện bên cửa sổ”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết đọc đúng lời nhân vật, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

- Hiểu việc làm suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nếu bạn yêu quý thiên nhiên thì thiên nhiên cũng sẽ yêu quý bạn.

- Nói được những điều đáng nhớ về cách ứng xử đối với thiên nhiên, đối với loài vật.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, thiên nhiên qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết giữ lời hứa qua câu chuyện Cậu bé đánh giày.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

- Phẩm chất công dân: Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

Bài cũ:

+ Em hãy kể lại một việc tốt em đã làm.

+ GV hỏi: những ai đã làm được điều tốt giống bạn, hoặc đã là điều tốt khác?

- GV nhận xét chung , khen.

- Để thưởng cho những việc tốt các em đã làm, cô cho các em xem một đoạn phim nhé!

(GV cho HS xem clip về đời sống loài chim)

- GV tổ chức cho HS hát múa bài hát con chim non.

+ Câu 1: Nếu chúng ta sống cạnh những chú chim non đáng yêu, em sẽ có những cảm giác gì?

+ Câu 2: Nếu nhìn thấy một chú chim đậu trên cửa sổ lúc trời mưa rét, em sẽ làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

+ Các em quan sát tranh: Tranh vẽ sân thượng nhà bên phải một đàn chim đang ríu rít chơi đùa. Con đậu trên cành cây, con đậu trên bờ tường có con như đang nói chuyện với những con khác. Cảnh vật sinh động như vậy, không hiểu vì sao cậu bé ở sân thượng bên cạnh lại có vẻ mặt buồn bã.

+ Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện “ Chuyện bên cửa sổ” để hiểu rõ hơn điều này nhé!

- HS kể - Lớp nhận xét, khen.

- HS nêu.

- HS xem phim

- HS tham gia múa hát cùng cô giáo

+ Dự kiến câu trả lời: em sẽ rất vui vì được nghe chim hót, được ngắm nhìn đần chin vui đùa thật thú vị.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Chuyện bên cửa sổ”.

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.

+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm: miêu tả đàn chim, giọng đọc thể hiện sự vui tươi khi miêu tả cảnh vật ở sân thượng nhà bên; sự suy tư, những câu nói thể hiện sự suy nghĩ của nhân vật cậu bé.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến có sân thượng.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến những chậu cây cảnh.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến nom vui quá.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lách chách, bẵng, léo nhéo, nhộn…

- Luyện đọc câu dài: Chúng ẩn vào các hốc tường,/ lỗ thông hơi,/ cửa ngách để trú chân,/ làm tổ.//

Không hiểu vì thích quá/ hay là đùa nghịch,/ cậu đã lên sân thượng/ cầm sỏi ném lũ sẻ.// .

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- Cho HS làm việc các nhân.

- Đại diện 1 nhóm đọc trước lớp.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?

+ Câu 2: Tìm những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng?

+ Câu 3: Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã làm gì? Kết quả của việc làm đó thế nào?

+ Câu 4: Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy gì ở sân thượng nhà bên? Cậu nghĩ thế nào khi nhìn thấy cảnh đó?

+ Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nếu bạn yêu quý thiên nhiên thì thiên nhiên cũng sẽ yêu quý bạn.

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Mỗi HS đọc 1 đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- HS đọc nhẩm.

- Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.

4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay thay bằng những khu nhà cao tầng.

+ Những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng là: Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường lỗ thông hơi cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè xà xuống chậu cây cảnh.

+ Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã cầm sỏi ném bầy chim sẻ. Kết quả Chúng sợ hãy bay sang sân thượng nhà khác.

+ Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy sang sân thượng nhà bên, cậu thấy đàn chim léo nhéo đến là nhộn, con bay con nhảy, con nằm lăn ra giũ cánh rồi mổ đùa nhau ... nom rất vui. Cậu bé rất ân hận. Cậu nghĩ: Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình.

+ Dự đoán: Từ những việc đã làm, cậu bé hẳn là rất ân hận. Chắc chắn cậu bé sẽ không bao giờ đối xử với bầy chim như thế nữa. Nhìn đàn chim ríu ran nô đùa, cậu bé hiểu rằng: Nếu con người yêu thương, bảo vệ chim chóc thì chim chóc cũng sẽ gần gũi, gắn bó và mang lại niềm vui cho con người.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

3. Nói và nghe: Cậu bé đánh giày

- Mục tiêu:

- Nói được những điều đáng nhớ về cách ứng xử biết giữ lời hứa.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nhìn ttranh trong sách và kể lại câu chuyện theo trí nhớ.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 11: Chuyện bên cửa sổ | Kết nối tri thức

- GV gọi nhiều nhóm trình bày tùy thời gian.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

3.2. Hoạt động 4:

- GV hỏi HS về nội dung câu chuyện.

GV kết luận: (Câu chuyện kể về cậu bé đánh giày, giúp chúng ta hiểu hơn về việc biết giữ lời hứa với người khác.)

- GV cho HS làm việc nhóm 2:

Theo các em: nếu biết giữ lời hứa, các em sẽ được gì? Và nếu không giữ được lời hứa, các em sẽ ra sao?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Nghe và kể lại câu chuyện Cậu bé đánh giày

+ Yêu cầu: Nghe và kể lại câu chuyện: Cậu bé đánh giày

- HS kể theo nhóm

( Lưu ý giọng kể: Người dẫn truyện: giọng rõ ràng, truyền cảm; Giọng ông Oan-tơ: trầm lắng ấm áp; Giọng của cậu bé: nhẹ nhàng, thể hiện sự lễ phép.)

- HS luân phiên nhau kể từng đoạn của câu chuyện. (Nhóm trưởng và các thành viên nhận xét, thống nhất cách kể để trình bày trước lớp.

- 1 nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhóm khác có thể nêu câu hỏi chất vấn. – Nhận xét.

Sau đó đổi nhóm khác trình bày.

- HS nêu

- HS thảo luận:

- Nếu biết giữ lời hứa, sẽ được mọi người tín nhiệm, tôn trọng, quý mến.

- Và nếu không giữ được lời hứa, sẽ đánh mất niềm tin của mọi người dành cho mình., không làm gương cho các em nhỏ ....

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS kể một câu chuyện về việc mình đã giữ lời hứa.

+ GV động viên HS mạnh dạn kể một câu chuyện về việc mình đã không giữ lời hứa. Và hậu quả thế nào? Em đã rút ra kinh nghiệm gì?

- Nhắc nhở các em nên rèn thói quen giữ lời hứa

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS theo dõi

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 (sách cũ)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới nhất, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học