Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 8: Tạm biệt mùa hè - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng tù ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc Tạm biệt mùa hè

 ( bài đọc này thuộc thể loại tự sự, có giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng).

- Nhận biết được nội dung bài bài đọc: Tạm biệt mùa hè là dòng suy nghĩ của cô bé Diệu vào đêm trước ngày khai giảng. Diệu nhớ lại những việc mà mình đã làm trong suốt mùa hè vừa qua – một mùa hè không rực rỡ, sôi động mà thiết tha, lắng đọng, nhiều xúc cảm.

- Đọc và nắm được những điểm nổi bật trong văn bản HS tự tìm đọc, biết ghi phiếu đọc sách.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                   + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Nói với bạn cảm nghĩ của em khi mùa hè kết thúc.

+ Câu 1: Đọc bài thơ “ Mùa hè lấp lánh” và

nêu nội dung bài.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ HS 2 – 3 em phát biểu ý kiến trước lớp

+ Đọc và trả lời câu hỏi Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa hè với ông mặt trời thức dậy sớm hơn, ánh nắng dường như chứa chan hơn, cỏ cây tươi thắm hơn; bài thơ cũng thể hiện sự hồn nhiên, vui sướng của bạn nhỏ khi mùa hè đến.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “ Tam biệt mùa hè”.

+ Biết ngắt, nghỉ hơi ở giũa các cụm từ, và các câu văn dài.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Văn bản tự sự giúp chúng ta hình dung về cuộc sống của một cô bé ở vùng cao nguyên miền trung, nơi có hoa trái quanh năm với cuộc sống bình yên, chan chứa tình cảm con người.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc cả bài ( giọng đọc nhẹ nhàng và chứa nhiều cảm xúc như đang tâm tình, kể chuyện

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (5 đoạn)

+ Đoạn1: Từ đầu đến những gì nhỉ?.

+ Đoạn2: Tiếp theo cho đến Thật là thích.

+Đoạn 3: Tiếp theo cho đến kho chuyện thú vị.

+ Đoạn4: Tiếp theo đến vài chiếc bánh mì.

+Đoạn 5 :còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp.

- Luyện đọc từ khó:Diệu, háo hức,sầu riêng, cụ Khởi...

-GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu nhân vật Diệu, mẹ của Diệu và loài cây mà hai mẹ con đang hái quả.

-GV nêu câu hỏi cho phần tranh:Theo em, hai nhân vật trong tranh là ai? Họ đang làm gì?Tên của loài cây trong tranh là gì?

- Luyện đọc câu dài:

Diệu yêu những người cô/người bác/tảo tần bán từng giỏ cua,/mớ tép:Yêu cả những người bà/ sáng nào cũng dắt cháu đi mua/một ít kẹo bột,/ vài cái bánh mì.

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Kì thú, tỉ tê, tảo tần.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạntheo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1:Vì sao đêm trước khai giảng,Diệu nằm mãi mà không ngủ được?

-Em đã bao giờ hồi hộp chờ đợi điều gì đó đến mức không ngủ được chưa?

+ Câu 2: Mùa hè, Diệu đã làm những gì?

+ Câu 3: Nói về những trải nghiệm của Diệu trong mùa hè?

a.Khi ở nhà bà cụ Khởi

b.Khi ở góc chợ quê nghèo.

+ Câu 4: Em thích nhất trải nghiệm nào của Diệu trong mùa hè vừa qua?Vì sao?

- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

- GV chốt: Tạm biệt mùa hè là dòng suy nghĩ của cô bé Diệu vào đêm trước ngày khai giảng. Diệu nhớ lại những việc mà mình đã làm trong suốt mùa hè vừa qua – một mùa hè không rực rỡ, sôi động mà thiết tha, lắng đọng, nhiều xúc cảm.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại(làm việc cá nhân, nhóm 2).

-HS đọc nối tiếp cả lớp nhìn vào sách đọc theo.

-Đọc mở rộng.

-Cho HS thảo luận nhóm chia sẻ những văn bản đã được đọc ở tuần trước về công việc làm bếp (ngày đọc, tên bài, tác giả, món ăn,...)

-HS tập ghi phiếu đọc sách theo gợi ý trong SHS

- GV hướng dẫn HS đánh giá mức độ yêu thích của mình bằng cách tô màu vào các ngôi sao,

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- 2 – 3 HS đọc

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đêm trước khai giảng,Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ đến sớm mai đến lớp.

-HS trả lời.

+ Mùa hè,Diệu đã đi thu hái quả, đến chơi nhà bà cụ Khởi và cùng mẹ ra chợ.

a.Khi ở nhà bà cụ Khởi:Diệu chơi với bà và nghe bà kể chuyện,Diệu cảm nhận rằng bà làm được rất nhiều việc và kể chuyện rất hay.

b.Khi ở góc chợ quê nghèo,Diệu thấy nhiều con người và cuộc sống khác nhau,Diệu thấy yêu thương tất cả.

+HS trả lời theo cảm nghĩ của mình.

- 2- 3 HS nêu lại nội dung bài

- HS luyện đọc nối tiếp.

+HS đọc theo nhóm.

- Đọc sách nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: ....

- Tên bài: ....

- Tác giả: ...

Món ăn hoặc hoạt động làm bếp  được nói đến: ....

Thông tin quan trọng hoặc thú vị đối với em: ....

Mức độ yêu thích:                 

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số làng quê ở Việt Nam.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ HS trả lời

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học