Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Tập làm văn - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn

- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật

- Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm

- Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng

- Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình

- Phát triển ngôn ngữ

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- GV có thể giải thích để HS hiểu rõ hơn về hai đề văn:

+ Đề sô 1 YC kể về một việc có thật em đã làm ở nhà. Em chỉ cần nhớ lại và kể theo trí nhớ

+ Đề số 2 kể về một việc không có thật, em chưa từng làm. Em cần tưởng tượng và viết ra.

- Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Gv mời HS nêu ND tranh minh họa bài tập đọc

- GV dẫn dắt vào bài mới: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Bài tập làm văn. Đây là câu chuyện về quá trình làm bài tập làm văn của một bạn nhỏ. Các em hãy cùng đọc câu chuyện để xem bạn ấy gặp khó khăn gì với bài tập đó, bạn ấy đã giải quyển khó khăn ra sao, và chuyện gì đã xảy ra sau đó)

- HS đọc to yêu cầu – cả lớp đọc thầm

- HS lần lượt nói ý kiến của mình trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý.

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét

- HS nêu (Tranh vẽ 1 bạn HS nước ngoài, có lẽ đang làm bài kiểm tra vì bạn đang cầm bút và trước mặt bạn là một tờ giấy. Bạn đang nghĩ về các hoạt động như rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,...)

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn

+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật

+ Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu

- GV HS đọc: Giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở lời trích dẫn bài làm văn và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- GV chia đoạn: Gồm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến khan mùi soa

+ Đoạn 2: tiếp đến giặt bít tất

+ Đoạn 3: tiếp theo đến để mẹ đỡ vất vả

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời, giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngắn ngủn,…)

- Luyện đọc câu dài: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn

- Luyện đọc: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho cả lớp

+ Câu 2: Vì sao Cô-li-a gặp khó khan với đề văn này?

+ Câu 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?

+ Câu 4: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ khi làm việc nhà

+ Câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?

- Gv động viên, khen ngợi những bạn có những nhận xét hay và tích cực tham gia phát biểu. GV nhắc nhở HS: Từ câu chuyện của Cô-li-a, các em cần rút ra bài học cho mình. Cân tự giác giúp đỡ bố mẹ và người thân làm các việc nhà. Việc nhà không phải là việc của riêng người lớn, mà là trách nhiệm của tất cả những người sống trong gia đình đó. Vì thế chúng ta cần tùy theo khả năng và sức lực của mình để làm các công việc phù hợp, chia sẻ công việc với bố mẹ. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng nhắc nhwor chúng ta cần phải “nói đi đôi với làm”, đã nói là phải làm, trung thực và trách nhiệm trong mọi việc.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- HS quan sát, đánh dấu đoạn

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu văn dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đề văn cô giáo đã giao cho cả lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ

+ Chọn đáp án C: Vì bạn ấy ít giúp đỡ mẹ

+ Bạn ấy cố viết thêm cả những việc bạn không làm như giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần

+ Những việc mẹ bảo bạn ấy làm giống với những gì bạn ấy viết trong bài tập làm văn./ Vì Cô-li-a thấy mình cần phải thực hiện đúng những gì đã viết, “nói phải đi đôi với làm”

+ Cô-li-a là một học sinh có ý thức học tập vì đã rất cố gắng để hoàn thành bài tập làm văn/ Cô-li-a là người biết giữ lời, “nói đi đôi với làm”, nên đã vui vẻ thực hiện những việc đã viết trong bài tập làm văn.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

3. Đọc mở rộng

- Mục tiêu:

+ Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về nhà trường và viết vào phiếu đọc sách theo mẫu

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- YC HS chọn một câu chuyện, bài thơ, bài văn để viết vào phiếu đọc sách theo mẫu

- GV HD HS viết phiếu đọc sách. Lưu ý HS:

+ Nếu HS đọc nhiều bài, có thể viết nhiều phiếu đọc sách

+ HS có thể dựa vào gợi ý trong tranh minh họa để hiểu yêu cầu và viết mục này (VD: tìm bài đọc bằng cách đọc sách báo trong nhà, trên thư viện, tra trên mạng hay hỏi người thân)

+ Chi tiết, câu văn, câu thơ em thích nhất: HS chỉ cần viết 1 câu là đạt YC. HS khá giỏi có thể viết nhiều hơn

+ Mức độ yêu thích: HS có thể tô màu hoặc đánh dấu số sao tương ứng với mức độ yêu thích của HS với bài đọc

+ Hs khá giỏi có thẻ bổ sung thêm thông tin vào phiếu đọc sách

- Nhận xét, sửa sai.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Trao đổi với bạn về bài em đã đọc và chia sẻ cách em đã làm để tìm được câu chuyện

YC HS quan sát tranh, đọc lời thoại và thực hiện yêu cầu

- Trao đổi với các bạn về bài em đã đọc:

+ GV khuyến khích HS mang quyển sách/ tờ báo,... có câu chuyện/ bài thơ đó và phiếu đọc sách/ nhật kí đọc sách đến lớp để chia sẻ với bạn bè.

- Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tìm được bài đọc:

+ Gv khuyến khích HS trình bày chi tiết cách HS đã làm và những thuận lợi, khó khăn khi thưc hiện cách làm đó.

- GV động viên, khen ngợi những HS đã rất tích cực đọc sách và chia sẻ với bạn

- HS đọc yêu cầu

- HS thưc hiện theo yêu cầu

- HS lắng nghe và thực hiện

- 1 vài HS đọc bài làm – HS khác nhận xét

- HS thực hiện

- HS trao đổi trong nhóm về nội dung bài văn/ bài thơ mình đã đọc

- HS trao đổi trong nhóm về cách HS đã tìm thấy câu chuyện/bài thơ

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS tên một số bài thơ/ bài văn về nhà trường

+ Qua những bài thơ/bài văn đó em hãy nêu cảm nghĩ của mình với nhà trường em đang học tập

- Hướng dẫn các em cách tìm các bài thơ/ bài văn nói về nhà trường khác

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe

- Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học