Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Thuyền Giấy - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích, nói về cách chơi đồ chơi đó; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.
- Tìm được từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Nói được câu thể hiện mong ước của em với người thân.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, người thân.
- Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: yêu thương cha mẹ, học tốt để cha mẹ vui lòng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Một số đồ chơi gấp bằng giấy, tranh ảnh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi đoạn từ “Con cười vui thích thú đến…bay xa, con nhé.”
- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động : ( 5 phút ) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, hỏi đáp. - Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp. | |
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau: Trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích theo gợi ý: Em hãy kể tên một số đồ đồ chơi gấp bằng giấy em thích. + Nói về cách chơi đồ chơi đó. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Yêu cầu đọc tên bài học và quan sát tranh minh họa trong bài để phóng đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài học . - GV ghi tên bài đọc mới lên bảng |
- HS thảo luận theo cặp đôi chia sẻ cho nhau nghe. Đồ chơi gấp bằng giấy em thích: Gấp thuyền giấy, gấp hoa giấy, gấp giấy đông - tây - nam - bắc, gấp máy bay giấy, gấp thuyền giấy, gấp ngôi sao. +Gấp thuyền giấy: em sẽ thả thuyền vào chậu nước để thuyền bơi. - Gấp hoa giấy: em dùng để cắm vào các lọ hoa trang trí. - Gấp hạc, gấp sao giấy: em xâu dây để treo trang trí hoặc cho vào hộp thủy tinh. - Gấp máy bay giấy: em phi máy bay để máy bay giấy bay trong không khí. - Một vài HS chia sẻ trước lớp. - HS đọc tên bài và quan sát tranh minh họa phỏng đoán nội dung bài đọc: Bức tranh miêu tả cảnh trời mưa, bạn nhỏ vui thích thả thuyền giấy, mẹ âu yếm nhìn con đang chơi… - HS ghi tên bài vào vở. |
B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút) | |
B.1 Hoạt động Đọc (25 phút) | |
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm. - Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân. | |
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu trong nhóm đôi. - Theo dõi HS đọc bài. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: Bài này có mấy đoạn? - Tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS. - Theo dõi HS đọc bài. - Gọi đại diện HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét HS đọc bài. - HDHS đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: dập dềnh, lênh đênh, lanh canh. - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài:Con gửi gắm Con gửi gắm mong ước gì /trong ánh mắt trong veo/ dõi theo từng con thuyền/ giấy đang lênh đênh/ trên sóng nước?// Những giọt nước mưa trong veo/ vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn,/ bắn ra những tia nước mát lạnh /bám trên đầu tóc khiến con cười vang.// Tiếng cười /va lanh canh vào mưa, /làm rộn/ nhịp tim vừa trở lại tuổi thơ của mẹ.// - GV nhận xét, giải thích thêm (nếu HS chưa hiểu) d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp. |
- HS nghe - HS đọc trong nhóm đôi từng câu. - HS luyện đọc từ ngữ khó. - Bài có 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu….trước sân nhà. + Đoạn 2: Con cười vui thích…con nhé! + Đoạn 3: Con quên mất….tuổi thơ của mẹ. + Đoạn : còn lại. - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS . - Đại diện 4 HS đọc bài trước lớp. - HS khác nhận xét. - HS luyện đọc câu văn dài theo hướng dẫn. - HS nêu: Dập dềnh: chuyển động lên xuống một cách nhịp nhàng. Lênh đênh: trôi bập bềnh trên mặt nước, không có hướng. Lanh canh: âm thanh trong và giòn, gợi niềm vui.
|
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm. - Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân. | |
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài. - Theo dõi HS trả lời. - Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Câu 1: Khi mưa trút xuống, bạn nhỏ làm những gì? Câu 2: Người mẹ nghĩ và mong muốn điều gì khi ngắm con vui chơi? - Nhận xét chung, bổ sung. Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng nước mưa? - Nhận xét, bổ sung ( nếu cần) Câu 4: Vì sao người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ? - Em hãy nêu nội dung bài văn? Câu 5: Em cảm nhận được điều gì sau khi đọc bài văn? |
- HS đọc thầm bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài. - HS trình bày câu trả lời. - HS đọc đoạn 1 trả lời: Con gấp những chiếc thuyền giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà. + xa thẳm: rất xa, xa đến mức như mờ đi, chìm sâu vào khoảng không bao la. - HS đọc đoạn 3 trả lời: Những chỉ tiết cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng nước mưa: + Quên mất cuộc đi chơi đã định, quên cả cái buồn chán vì trời mưa. + Con thích thú xoè bàn tay ra hứng mưa. + Những giọt nước mưa trong veo vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn, bắn ra những tia nước mát lạnh bám trên đầu tóc khiến con cười vang. - HS đọc câu cuối đoạn 3 trả lời: Người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ vì: tiếng cười của con gái va lanh canh vào mưa làm rộn nhịp tim của người mẹ. - HS nêu: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai. |
3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại(8 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng , luyện đọc lại đoạn 2 của bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: Thực hành giao tiếp. - Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân. | |
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài đọc. - Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài. - GV treo bảng nhóm đoạn 2 của bài từ “ Con cười….con nhé!” và đọc mẫu HS nghe. - Gv cho HS luyện đọc lại đoạn 2 trong nhóm ba. - Gọi HS HS thi đọc đoạn 2 trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Gọi HS đọc lại cả bài. - GV nhận xét HS đọc bài. |
- HS nêu lại nội dung bài đọc. - HS xác định lại giọng đọc: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật - HS nghe. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Đại diện 4 HS thi đọc đoạn 2 trước lớp. - HS khác nhận xét. - 2 HS đọc lại cả bài. |
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp/ cả lớp. | |
- Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị: tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Sưu tầm trước câu chuyện “ Món quà tặng cha”. |
- HS nói theo cảm nhận. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài: Đánh giá cuối học kì 1
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập cuối hoc kì 1
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Nàng tiên của mùa xuân
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Đua ghe ngo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)