Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Trao đổi với bạn về những điều em thấy trong tranh; nêu được phỏng đoán bản thân về nội dung bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiều bài;

- Hiểu được nội dung bài học: Vẻ đẹp độc đáo của đông bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia các trò chơi vân động

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận trao đổi hợp tác trong nhóm

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa cảnh đẹp của đất nước Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

*GDBVMT:

- Học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ quang cảnh thiên của địa phương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng:

- GV:

+ Tranh ảnh, video clip một số cảnh của mùa nước nổi

+ Bảng phụ ghi đoạn từ Những chuyến đò ngang đoạn … đến hòa làm một.

- HS: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt 3.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

- GV cho xem ảnh HS đã chuẩn bị ở nhà và trao đổi trong nhóm đôi, trao đổi về những điều em thấy trong ảnh.

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi | Chân trời sáng tạo

- Yêu cầu HS đọc tên bài và quan sát tranh minh họa đưa ra phỏng đoán về nội dung bài học

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mênh mông mùa nước nổi | Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài mới và ghi tựa bài.

HS hoạt động nhóm đôi

- HS nối tiếp kể.

- HS quan sát tranh minh họa, nêu phỏng đoán về nội dung bài học.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài: Mênh mông mùa nước nổi.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập:

B.1 Hoạt động Đọc (24 phút)

1.1 Hoạt động 1: Đọc và trả lời câu hỏi

1.1.1 Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả nét đọc đáo của ĐB sông Cửu Long vào mùa nước nổi như: long lanh, tấm gương khổng lồ, dập dềnh, sóng sánh, tỏa ra đồng, vàng rực rỡ, bồng bềnh như quả bóng, …

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 4 đọc nối tiếp từng câu.

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó trong bài do ảnh hưởng biến thể ngữ âm, :lóng lánh, dập dềnh, sóng sánh, rực rỡ, rượi, lặng lẽ, nồng nàn,…

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: 4 đọan

+ Đoạn 1: từ đầu đến tấm gương khổng lồ.

+ Đoạn 2: từ những chuyến đò ngang đến hương vị mùa nước nổi.

+ Đoạn 3: Tiếp đó cho đến hòa làm một.

+ Đoạn 4: Phần còn lại

- Luyện đọc câu dài:

GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữnghĩa:

Những bụi bông điển điển vàng rực rỡ/ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua,/ như mời gọi ai đó vương tay tới hái,/ như để sẻ chia thêm một món ăn/ đậm đà hương vị mùa nước nổi.//

Nhưng rồi khi mùa nước nổi qua đi,/ nước lũ lặng lẽ rút dần/ sau khi chắt chiu bao lớp phù sa nồng nàn/ cho những mùa vụ sau bội thu trở lại.//

- Luyện đọc từng đoạn:

GV cho các em luyện đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp giải nghĩa từ

- GV cho HS đọc lại các từ vừa giải nghĩa

d. Luyện đọc cả bài:

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS lắng nghe mẫu.

- HS thực hiện đọc thành tiếng câu đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- 1-2 HS đọc lại các từ.

- 1 HS thực hiện chia đoạn

1-2 em đọc lại.

- HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa các từ:

Phù sa: đất, cát mịn và có nhiều chất màu được cuốn trôi theo dòng nước hoặc lắng đọng lại ở bờ sông, bãi bồi,

Giải nghĩa các từ trong SGK: mùa nước nổi, con nước, điên điển,…

- HS thực hiện

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc:- Hiểu được nội dung bài học: Vẻ đẹp độc đáo của đông bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

(Tìm hiểu bài)

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi 1-5 trong SGK kết hợp giải nghĩa một số từ khó:

Câu 1: mùa nước nổi bắt đầu từ tháng 7

Câu 2: những hình ảnh báo hiệu mùa nước nổi đã về: nước nhảy lên bờ, những con nước lớn đổ về, nước sông dâng lên.

Câu 3: các sự vật được tả bằng những từ ngữ:

+ Chiệc đò sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiêc xuồng con tỏa ra đồng đi giăng câu, thả lưới.

Giải nghĩa thêm 2 từ:

Dập dềnh: chuyển động lên xuống nhịp nhàng, trong bài nói lên chuyển động của mặt nước khi có thuyền câu đi lại.

Sóng sánh: mặt nước trao qua trao lại cảm giác như sáp tràn.

+ Những bụi bông điển điển vàng rực rỡ nghiêng nhành, mời gọi ai đó vun tay tốt hái.

+ Ánh nắng lóng lánh, mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam, thoắt cái lăn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hòa làm một.

Câu 4: Hình ảnh mặt nước:

+ Khi những con nước đổ về: nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

+ khi những chuyến đò ngang sang sông dập đềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.

+ Khi mặt trời lặntrời và nước soi vào nhau hòa làm một.

Câu 5: Mùa nước nổi qua đi để lại cho mùa sau lớp phù sa nồng nàn.

- Dựa vào phần tìm hiểu bài qua các câu hỏi trên em nào có thể rút ra nội dung của bài tập đọc này?

GV nhận xét chốt ý đúng: qua bài học hôm nay các em thấy được Vẻ đẹp độc đáo của đông bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi 1-5 trong SGK và kết họp giải nghĩa từ.

- HS nêu nội dung bài, các em khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

* Hoạt động nối tiếp: (... phút)

- Mục tiêu:

+ HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

+Vân dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

+Tạo không khi vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách Tiến hành

- GV cho HS chơi tròi chơi “ Ai nhanh ai đúng”

Câu 1: Nêu lại nội dung bài “ Mênh mông mùa nước nổi”

Câu 2: Em thích hình ảnh nào trong các hình ảnh có trong bài. Hãy chia sẻ với bạn.

Câu 3: Em cần làm những gì để giữ gìn, tô điểm cho quê hương ngày càng tươi đẹp?

- HS tham gia trả lời nhanh các câu hỏi.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

b. Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc mẫu đoạn từ Những chuyến đò ngang… đến hòa làm một.

- GV cho HS luyện đọc diễn cảm.

- GV cho HS thi đọc trước lớp.

- GV mời một số em đọc tốt đọc toàn bài.

-GV nhận xét

- HS nghe GV đọc mẫu 1 và xác định được giọng đọcvà một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm trước lớp.

- 1-2 em HS đọc toàn bài. Các em còn lại lắng nghe và nhân xét.

* Hoạt động nối tiếp:

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

- GV củng cố lại bài học

- Chuẩn bị bài tiết tiếp theo.

- HS nhăc lại nội dung bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học