Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Hương vị tết bốn mùa - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1.1Đọc:

- Giới thiệu được với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài.

- Ðọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Mỗi đất nước đều có món ăn truyền thống làm nên hương vị Tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn ngày Tết còn tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa nhũng người thân trong gia đình, bè bạn và hàng xóm láng giềng.

- Nói được vài điều về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết. 

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, thiên nhiên qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái:

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Vật thật, tranh ảnh, video clip một số món ăn ngày Tết ở các địa phương.

– Bảng phụ ghi nội dung giới thiệu món ăn của Lào và Mê-hi-cô.

– Tranh ảnh, video clip một số loại bánh, cách làm bánh,...

- HS mang tới lớp sách truyện hoặc tờ quảng cáo, nội dung quảng cáo một bộ phim hoạt hình mình thích.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: kỉ thuật phăn phủ bàn, Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

GV cho HS hoạt động nhóm 4, giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em:

VD: Nói đến món ăn không thể nào khước từ được chiếc bánh chưng trong ngày tết. Chiếc bánh chưng thể hiện cho nét văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Nó có từ rất lâu, thể hiện cho những công đoạn cực khổ mới có được nó. Như từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết.

Sửa bài:

GV nhận xét

GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Hương vị Tết  bốn phương.

GV cho HS liên hệ với nội dung khởi động, nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc.

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả ra bảng khăn phủ bàn, mỗi HS ghi 1 món ăn, trình bày theo nội dung gợi ý:

+ Tên món ăn

+ Màu sắc

+ Hương vị

+ …

HS giởi thiệu trước lớp.

- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Hương vị Tết bốn phương.

HS liên hệ với nội dung khởi động, nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 .1Hoạt động Đọc và trả lời câu hỏi (.... phút)

1.1. 1 Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (14 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: :Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

a. Đọc mẫu

... - GV đọc mẫu toàn bài.

- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: toàn bài giọng thong thả; nghỉ hơi hợp lí sau n͡i dung giới thiệu mỗi món ăn, nhấn giọng vào nhũng tù ngũ chỉ tên, nguyên liệu, cách chế  biến, ý nghĩa,... của tùng món ăn).

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp kết hợp nghe GV hướng dẫn:

+ Cách đọc một số từ khó: Sô-ba, Ca-na-đa, Mê-xi-cô,

- HS nghe GV đọc mẫu

Chú ý lắng nghe, đọc thầm theo

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp kết hợp nghe GV hướng dẫn.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

+ Giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: giao thùa (thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới), biểu tượng (hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng), nhồi (nhào, trộn),...

- HS luyện đọc nối tiếp từng câu.

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: 4 đoạn

- GV mời 2 HS đọc bài:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “Người Nhật Bản -> may mắn”.

+ HS2 (Đoạn 2): từ đầu đến “Người Lào -> xôi nóng”.

+ HS3 (Đoạn 3): từ đầu đến “Người dân Ca-na-đa thơm ngon”.

+ HS 4 (Đoạn ): còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Gọi 1 vài nhóm đọc bài trước lớp

- Nhận xét

- Luyện đọc câu dài:

Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Họ tin rằng/ sợi mì dài/ và dai/ là biểu tượng cho sự trường thọ/ và may mắn.//; Nhân bánh làm tù thịt bò,/ thịt heo/ hoặc cá hồi/ và khoai     tây băm nhỏ,/ bên ngoài là lớp bột thơm ngon./;…

- Luyện đọc từng đoạn:

....

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài...

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

- HS  đọc nối tiếp đoạn.

Lưu ý đọc đúng các câu dài.

- HS luyện đọc nhóm.

- Vài nhóm lên đọc trước lớp, Lớp nhận xét,

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đất nước đều có món ăn truyền thống làm nên hương vị Tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn ngày Tết còn tạo nên mối quanhệ gắn kếtgiữa nhũngngười thântrong giađình, bèbạn vàhàng xómláng giềng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

Tìm hiểu bài:

GV cho  HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1 – 5  trong SHS, kết hợp giải thích nghĩa của một số từ khó..

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

1. Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?

2. Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?

3. Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu gì?

4. Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì?

5. Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?

GV giảng thêm từ: So-ba, thính  

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: nội dung bài đọc: Mỗi đất nước đều có món ăn truyền thống làm nên hương vị Tết độc đáo, riêng biệt. Món ăn ngày Tết còn tạo nên mối quanhệ gắn kếtgiữa nhũngngười thântrong giađình, bèbạn vàhàng xómláng giềng.

- HS đọc- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1 – 4  trong SHS, kết hợp giải thích nghĩa của một số từ khó (nếu có).

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 5 trong SHS. (Khuyến khích HS nói sáng tạo, thể hiện suy nghĩ cá nhân.)

1. Người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa vì: để tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Họ tin rằng, sợi mì dài và dai là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.

2. Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều: lời chúc đầu năm

3. Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-đa được làm từ những nguyên liệu: làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon.

4. Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm: cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lú ngô vào các dịp lễ tết.

5. Bài đọc giúp em biết thêm điều: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một món ăn riêng, một hương vị và ý nghĩa riêng

- HS rút ra nội dung bài trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

-2-3 HS nhắc lại nội dung bài

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (10 phút)

a. Mục tiêu:

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

Gợi ý các bước:

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- GV đọc mẫu 1 đoạn (cũng có thể thực hiện trước bước 1)

- HS luyện đọc lại 1 đoạn (tự chọn hoặc có hướng dẫn) trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp.

- HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài.

- HS xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu  nội dung bài.

HS nghe

- HSluyệnđọcnội dung giới thiệu món ăn của Lào và Mê-hi-cô trong nhóm, trước lớp.

- HS khá giỏi đọc toàn bài.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

Cho HS đọc lại cả bài, nêu tên các món ăn có trong bài, kể thêm các món ăn em đã biết.

- Chuẩn bị: …

- HS đọc

- HS kể tên các món ăn

- Các bạn nhận xét

GV nhận xét chung tiết học, khen các nhóm, các cá nhân học tập tốt cá nhân có tiến bộ trong học tập

Dặn dò: Về nhà đọc lại bài tập đọc

Chuẩn bị bài: Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học