Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Ngọn lửa Ô-lim-pích”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,...) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích.

- Hiểu nội dung bài: Thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thể thao, và ý thức rèn luyện thể thao để phát triển toàn diện bản thân.

- Phẩm chất nhân ái: Tạo ra quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

–Tranh minh hoạ về giải đấu vật trong thể thao,...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để khởi động bài học tìm hiểu một số môn thể thao.

+ Câu 1: Hình quả bóng và cục đá

+ Câu 2: Hình cây cầu và chiếc lông chim

+ Câu 2: Hình quả bóng và cái bàn

- GV tổ chức trò chơi “Ai thông minh” để tìm hiểu bài học

+ Câu 1: Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh?

+ Câu 2: Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: Môn bóng đá

+ Trả lời: Môn cầu lông

+ Trả lời: Môn bóng bàn

+ Trả lời: Nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a,

Mi-an-ma.

+ Trả lời: Hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước vì đây là giải đấu thể thao quốc tế, có nhiều nước tham gia,...).

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản “Ngọn lửa Ô-lim-pích”.

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,...) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích.

- Hiểu nội dung bài: Thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến nước Hy Lạp cổ.

+ Đoạn 2:Tiếp theo đến người tứ xứ.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: trai tráng, đoạt, trưng, xung, sáng, hữu,…

- Luyện đọc câu dài: Trai tráng/ từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp/ đổ về thành phố Ô-lim-pi-a/ thi chạy,/ nhảy,/ bắn cung,/ đua ngựa,/ ném đĩa,/ ném lao,/ đấu vật,...//;

       Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng/ và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu/tượng trưng cho vinh quang,/ chiến thắng.//;

       Ngọn lửa/ mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới/ được thắp sáng trong giờ khai mạc,/ báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài/ theo tinh thần hoà bình và hữu nghị//.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?

+ Câu 2: Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?

+ Câu 3: Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?

+ Câu 4: Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.

+ Câu 5: Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài văn cho biết thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ gần 3 000 năm trước ở Hy Lạp cổ.

+ Những môn thể thao được thi đấu trong đại hội là chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,..

+ Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội rất tưng bừng, náo nhiệt nhưng cũng rất yên bình vì mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.

+ Ngọn lửa Ô-lim-pích mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.

+ Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì đại hội đã đem đến cho thành phố không khí tưng bừng, náo nhiệt.

-Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì thông qua các môn thể thao lễ hội đã đem đến không khí hoà bình, hữu nghị cho các quốc gia trên thế giới./...

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

-2-3 HS nhắc lại

-HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm theo.

3. Nói và nghe: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

- Mục tiêu:

+ ............

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

   

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

   

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Giải bài tập lớp 3 các môn học