Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
+ Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, VB thông tin theo yêu cầu; bước đầu biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút.
+ Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết trong bài đọc, tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu được lời tác giả muốn nói qua VB dựa vào gợi ý). Nhận biết được các từ ngữ miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật, nhận biết được chi tiết về thời gian, địa điểm, hình ảnh so sánh, trình tự của các sự việc trong VB, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh họa, truyện tranh,… Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.
+ Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Nhận biết được một số nhóm từ chỉ đăc điểm (chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng/kích thước, phẩm chất). Nhận biết và đặt được câu kể, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu, và công dụng của kiểu câu.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
- GV tổ chức cho HS nghe và hát theo bài hát “ Trái Đất này là của chúng mình”. + Câu 1: Các bạn nghe và hát xong bài hát các bạn có suy nghĩ gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS hát theo nhạc + Trả lời: Là anh em trên cùng một bầu trời, một Trái Đất phải biết đoàn kết và yêu thương nhau. - HS lắng nghe. |
||||||||||||
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, VB thông tin theo yêu cầu; bước đầu biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút. + Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết trong bài đọc, tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu được lời tác giả muốn nói qua VB dựa vào gợi ý). Nhận biết được các từ ngữ miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật, nhận biết được chi tiết về thời gian, địa điểm, hình ảnh so sánh, trình tự của các sự việc trong VB, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh họa, truyện tranh,… Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đặt câu hỏi ? Bức tranh cho em biết điều gì? - GV cho HS làm việc nhóm 4 nêu những ý kiến của mình về bức tranh - GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương những ý kiến chia sẻ hay. 2.2. Hoạt động 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 - GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp + Câu 1: Hãy nêu tên 1 – 2 bài tập đọc trong mỗi chủ điểm em đã học? + Câu 2: Bài tập đọc đó thuộc chủ điểm nào? + Câu 3: Bài đó viết về ai hoặc viết về sự vật gì? + Câu 4: Chi tiết nào trong bài đọc khiến em thấy thú vị? - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS đọc yêu cầu. - HS quan sát tranh. - HS thảo luận chia sẻ ý kiến trong nhóm - HS chia sẻ trước lớp VÍ DỤ: Bức trang vẽ cảnh đoàn tàu, mỗi toa tàu ghi tên một chủ điểm Tiếng Việt mà chúng ta đã học. Có các bạn nhỏ tươi cười hớn hở vì đã mở mang được sự hiểu biết của mình trong một năm học đã qua. - HS đọc yêu cầu bài - HS đọc các câu hỏi - HS thảo luận nhóm - HS chia sẻ trước lớp + Bài bác sĩ Y-éc-xanh. - Bài ở chủ điểm Trái Đất của chúng mình. - Bài tập đọc viết về một bác sĩ . - Em thấy chi tiết hay đó là khi ông nói: Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta |
||||||||||||
3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. + Nhận biết được một số nhóm từ chỉ đăc điểm (chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng/kích thước, phẩm chất). + Nhận biết và đặt được câu kể, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu, và công dụng của kiểu câu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
3.1. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép từ ngữ để tạo câu - GV cho HS chơi trò chơi. - GV hướng dẫn cách chơi: Bạn thứ nhất nêu từ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp. - GV tổ chức cho HS chơi theo cặp đôi trong tổ: - GV cho HS đọc yêu cầu bài 4 - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc mẫu - GV cho 2HS luyện tập theo mẫu - GV cho HS cả lớp chơi a. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp. - GV cho HS các cặp chơi trong tổ - Gọi 2-3 căp trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. b. Ghép từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp. - GV cho HS các cặp chơi trong tổ - Gọi 2-3 căp trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông. - GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 4: Các nhóm đọc thầm câu truyện trong sách giáo khoa và suy nghĩ để chọn được các dấu câu thích hợp. - GV mời các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đặt câu hỏi ? Khi đọc câu truyện trên em thấy thế nào? ? Tại sao em lại thấy buồn cười? - GV nhận xét, tuyên dương 3.3. Hoạt động 5: Tìm câu kể, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên ( làm việc cá nhân) - GV cho HS đọc yêu cầu bài ? Bài tập yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV gọi HS lên chia sẻ bài của mình trước lớp - HS nhận xét bài bạn - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS tham gia chơi - HS lắng nghe - 1 cặp đôi luyện tập - HS tham gia chơi
- HS đọc yêu cầu - Các nhóm thảo luận - Các nhóm lên trình bày - HS nhận xét bài nhóm bạn Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế ? Em: - Thuốc đó đắng lắm! Anh: - Hãy tưởng tựng thuốc rất ngọt . Em sẽ uống dễ dang . Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ? - HS trả lời - Khi đọc câu truyện em thấy buồn cười. - Vì người em nói với người anh là tưởng tượng là em đã uống thuốc. - HS đọc yêu cầu bài - HS trả lời câu hỏi |
||||||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |||||||||||||
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát một số tranh, ảnh trên máy chiếu về đặc điểm, hoạt động của sự vậ, con người, con vật. + GV nêu câu các bạn nhìn thấy đám mây như thế nào? + Con bò đang làm gì? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò : chuẩn bị cho tiết ôn tập 3, 4 |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát trên máy chiếu. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
||||||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)