Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 21: Nhà rồng - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà rông. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả,gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được vẻ đẹp độc đáo của Nhà rông ở Tây Nguyên. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương.
- Chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm nghĩ, cảm xúc có liên quan đến văn bản đọc. Giới thiệu về quê hương của mình với thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Hiểu biết về quê hương, có tình cảm gắn bó, yêu quê hương.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
-Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
2-3 HS đọc nối tiếp bài thơ Tiếng nước mình và trả lời câu hỏi: Em thích nhất chi tiết nào trong bài thơ? Vì sao? - GV tổ chức cho HS xem một đoạn phim về phong cảnh một buôn làng Tây Nguyên. GV hỏi trong đoạn phim vừa xem có cảnh gì? - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
|
2. Khám phá. -Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhà rông”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến cuộc sống ấm no. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến êm ấm. + Đoạn 3: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: Tây Nguyên, buôn, lưỡi rìu, tuồn tuột, đượm… -Luyện đọc câu dài: Đêm đêm,/ bên bếp lửa bập bùng,/ các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn/ ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.//Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên/ thân thương như cái tổ chim êm ấm.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?
+ Câu 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?
+ Câu 3: Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung diễn ra ở nhà rông.
+ Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông?
+ Câu 5: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài.
- GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: Nhà rông là một kiến trúc đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. |
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là: “ Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào… như một lưỡi rìu lật ngược” + Kiến trúc bên trong của nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn luôn đượm khói.có nơi dành để chiêng trống, nông cụ... + Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung của tất cả dân làng. Đêm đêm bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. + Người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì nó là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. Nhà rông còn là nơi hội họp, tiếp khách, vui chơi chung, nơi các cụ già kể lại cho con cháu nghe những kỉ niệm vui buồn... + Đoạn 1: Hình dạng bên ngoài của nhà rông. + Đoạn 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông. + Đoạn 3: Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông. - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại |
3. Nói và nghe: - Mục tiêu: + Nói được những điều về quê hương em. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 3: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương em. - GV gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: +Lần lượt từng HS sắm vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương em. Dựa vào gợi ý trong nhóm. + Cử đại diện giới thiệu trước lớp. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương.
3.2. Hoạt động 4:Hãy nói 1-2 câu mời bạn bè ( hoặc du khách) đến thăm quê hương em. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong SGK. - Mời các nhóm trình bày. GV chốt: Thể hiện thái độ tự tin, lịch sự , nhìn vào người nghe khi nói. Biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp. - GV nhận xét, tuyên dương.
|
- 1 HS nêu: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương em. - HS sinh hoạt nhóm - 1 HS làm hướng dẫn viên giới thiệu. Các bạn khác có thể hỏi để bạn giới thiệu rõ những điều em muốn biết về vùng đất đó. - Cả lớp sắm vai du khách lắng nghe có thể hỏi để tìm hiểu - 1 HS đọc yêu cầu: Hãy nói 1-2 câu mời bạn bè( hoặc du khách) đến thăm quê hương em.
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video một số cảnh đẹp . + GV nêu câu hỏi trong video có cảnh nào? Ở đâu? - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)