Giáo án Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân
- HS trình bày được sự biến đổi hình thái NST chủ yếu là sự đóng duỗi xoắn trong chu kì tế bào.
- Trình bày được những diến biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục cho HS thái độ học tập tích cực, hợp tác.
- Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học
+ GV: Tranh Nhiễm sắc thể ở kì giữa và chu kì tế bào + tranh H 9.1 – 9.3 SGK
- Ảnh NST hành tây.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 9.1 & 9.2
+ HS: Kẻ bảng 9.2 vào vở.
9A: 9C:
9B: 9D:
? Nêu ví dụ về tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài? Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
? Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó? NST có chức năng gì?
* Đặt vấn đề: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. TUy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào? Vậy NST đã biến đổi như thế nào ta nghiên cứu bài hôm nay:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin I và quan sát tranh H9.1 SGK - HS thảo luận nhóm: ? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? ? Kì trung gian tế bào và NST có hiện tượng gì? - Tế bào ,lớn lên & NST nhân đôi ? Nguyên phân là gì? GV yêu cầu HS quan sát H9.2 SGK và thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng 9.1 - Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung - GV kết luận. - GV nhấn mạnh: + Sự đóng duỗi xoắn thành chu kì. + Dạng sợi( Duỗi xoắn ) ở kì trung gian + Dạng đặc trưng( Đóng xoắn cực đại) ở kì giữa. ? Tại sao NST đóng duỗi xoắn có tính chất chu kì? ( GV giảng theo bảng 9.1) ? Ý nghĩa của sự đóng duỗi xoắn này? - Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi - Sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li → Quá trình nguyên phân mới xảy ra. |
I. Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. - Chu kì tế bào gồm: + Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST + Nguyên phân: Có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới. - Mức độ đóng, duỗi xoắn của NSt diễn ra các kì của chu kì tế bào :
- Sau mỗi chu kì tế bào hoạt động đóng duỗi xoắn lại lặp lại giúp NST tự nhân đôi và phân li |
Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS quan sát tranh “ NST ở kì giữa và chu kì tế bào” Hoặc HS quan sát tranh H 9.2 & H 9.3. - HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: ? Nêu diễn biến cơ bản của nguyên phân? ? Mô tả hình thái của NST ở các kì.... hoàn thành bảng 9.2 - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ xung - GV nhận xét và chốt kiens thức ( GV đưa ra đáp án trên bảng phụ) |
II. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân 1. Kì trung gian: - NST dài mảnh, duỗi xoắn - NST nhân đôi thành NST kép. - Trung tử cũng nhân đôi thành 2 trung tử 2. Nguyên phân: |
Đáp án bảng 9.2
Các kì | Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể |
---|---|
Kì đầu |
- NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt - NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào tại tâm động |
Kì giữa |
- NST đóng xoắn cực đại ( hình thái đặc trưng) - Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo |
Kì sau |
- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành NST đơn phân li về hai cực của tế bào |
Kì cuối |
- Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh trở về dạng ban đầu ( Như kì trung gian ) |
GV nhấn mạnh: - Trong qua trình phân bào nhâ phân chia trước. - Màng nhân biến mất ở kì đầu và xuất hiện ở kì cuối.Thoi phân bòa xuất hiện ở kì đầu và tiêu biến ở kì cuối - Sự co rút các sợi tơ → NST phân li về 2 cực ? Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? - GV cho HS quan sát Ảnh NST hành tây ở các kì chụp dưới kính hiển vi quang học. |
* Kết quả: Nhờ sự tự nhân đôi của NST và phân li đồng đều về hai cực của tế bào mà từ một tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con coa bộ NST giống nhau và giống mẹ |
Hoạt động 3: - HS tự nghiên cứu thông tin III SGK - HS thảo luận nhóm để trả lời: ? Do đâu mà số lượng NST của tế bào con giống mẹ? - NST nhân đôi thành NST kép sau đó NST phân li thành NST đơn ( NST nhân đôi một lần và chia đôi một lần) ? Trong nguyên phân số lượng tê bào tăng mà bộ NSt không thay đổi điều đó có ý nghĩa gì? - Đại diện HS trình bày, HS khác bổ xung. - GV chốt kiến thức: + NP có vai trò đối với quá trình sinh sản và sinh trưởng + Duy trì bộ NST ổn định của loài. |
III.Ý nghĩa của nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể. - Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. |
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- HS trả lời câu hỏi cuối bài:
? Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:
a. Kì đầu
b. Kì giữa
c. Kì sau
d. Kì trung gian.
? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì:
a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
c. Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con.
d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
- Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Nghiên cứu trước bài Giảm phân
- Kẻ bảng 10 SGK vào vở
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:
- Bài 8: Nhiễm sắc thể
- Bài 10: Giảm phân
- Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)