Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

- HS mô tả được một số NST giới tính, trình bày được cơ chế NST xác định ở người, nêu được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.

- Giáo dục cho HS có quan niệm đúng về sinh con trai, con gái

GV: Tranh hình 12.1-2 SGK

HS: Tìm hiểu trước bài

9A      9C

9B      9D

? So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái? và Câu hỏi 4 và 5 SGK.

*Đặt vấn đề: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ. Cơ chế nào xác định giới tính của loài.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

- GV Y/C HS quan sát hình 8.2 SGK (T24) cho biết: ? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau ở bộ NST của ruồi đực và ruồi cái.

- HS: + Giống nhau:

- Số lượng: 8 NST

- Hình dạng: 1 cặp hình hạt

   2 cặp hình chữ V

 + Khác nhau:

   - Đực: 1 hình que, 1 hình móc

   - Cái : 1 cặp hình que

-> Từ đặc điểm giống nhau và khác nhau đó gv phân tích đăc điểm của NST thường, NST giới tính.

- GV Y/C HS quan sát hình 12 .1 cho biết:? Cặp NST nào là cặp NST giới tính.(cặp 23)?

? NST giới tính có ở TB nào(TB lưỡng bội)

GV đưa ví dụ ở người.

 44A + XX → nữ

 44A + XY → nam

GV Y/ c HS so sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.

I. Nhiễm sắc thể giới tính.

* ở TB lưỡng bội:

  + Có các cặp NST thường

  + 1 cặp NST giới tính

   Tương đồng (XX)

   Không tương đồng (XY)

* NST giới tính mang gen quy định:

  + Tính đực cái

  + Tính trạng liên quan giới tính

Hoạt động 2

- GV giới thiệu cơ chế xác định giới tính ở người.

- GV Y/C các nhóm thực hiện lệnh SGK T39

- HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung

- GV phân tích khái niệm: đồng giao tử (XX), dị giao tử (XY) và sự thay đổi tỉ lệ nam, nữ theo lứa tuổi.

+ Mẹ sinh ra 1 loại trứng: 22A + X

+ Bố sinh ra 2 loại tinh trùng: (22A + X ) , (22A + Y)

+ Sự thụ tinh giữa trứng với:

  * Tinh trùng X → XX ( con gái)

  * Tinh trùng Y → XY( con trai)

+ 2 loại tinh trùng tạo ra tỉ lệ ngang nhau, khi tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

? Sinh con trai hay con gái có phải là do người mẹ quyết đinh không?

II. Cơ chế xác định nhễm sắc thể giới tính.

* Sơ đồ:

 P: (44A +XX) x (44A + XY)

 GP: 22A + X   22A + X, 22A + Y

 F1: 44A +XX( gái), 44A +XY(trai)

Giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh nhờ phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính.

Hoạt động 3

- GV giới thiệu: bên cạnh NST giới tính có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

- GV Y/C HS tìm hiểu SGK cho biết

? Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính. :( hoóc môn, nhiệt độ, cường độ ánh sáng...)

? Sự hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa như thế nào trong sản suất?

- HS trả lời, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức và liên hệ thực tế( vấn đề đồng tính luyến ái, chuyển đổi giới tính ở người...)

*GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính:

- Ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn tiết hoocmon sinh dục làm biến đổi giới tính.

- Ảnh hưởng của môi trường ngoài: To, nồng độ CO2, ánh sáng...-> biến đổi giới tính

- Ý nghĩa: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.

Hoàn thành bảng sau:

Giáo án Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất

? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn.

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn lại bài Lai 2 cặp tính trạng của Menđen

- Nghiên cứu trước bài ‘’Di truyền liên kết giới tính’’

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học