Giáo án Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

- HS hiểu được những ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.

- Mô tả được và giải thích thí nghiệm của Moocgan.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết, đặc biệt trong lĩnh vực chọn giống.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng hoạt động nhóm.

- Phát triển tư duy thực nghiệm qui nạp.

- Giáo dục cho học sinh ý thức nghiên cứu khoa học

GV: Tranh hình 13 SGK (T42)

HS: Tìm hiểu trước bài

9A      9C

9B      9D

? Trình bày cơ chế sinh con trai con gái ở người? Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?

? Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?

GV bổ xung:

NST giới tính NST thường

1. Tồn tại trong TB đơn bội

2. Có thể tương đồng hoặc không tương đồng phụ thuộc vào giới tính nhóm loài.

3. Mang gen qui định giới tính hoặc có liên quan đến giới tính

1.Tồn tại trongTB lưỡng bội

2. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau giữa cá thể đực và cái

3. Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

*Đặt vấn đề: ? Vì sao Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền ?(vì nó dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít).

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

- GV Y/C hs nghiên cứu thông tin và trình bày TNo của Moócgan ?

- HS trình bày TNo:

  P: xám, dài x đen, cụt

  F1: 100% xám, dài

Lai phân tích:  F1 x đen, cụt

  FB: 1 xám, dài; 1 đen, cụt

HS thảo luận nhóm để thực hiện lệnh SGK (T42)

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác bổ xung

- GV nhận xét và bổ xung:

? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt được gọi là phép lai phân tích?

+ Vì phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.

? Mooc gan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?

+ Nhằm xác định kiểu gen của ruồi đực F1?

? Giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1:1, Moócgan lại cho rằng các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST ( liên kết gen)

+ Kết quả lai phân tích có 2 tổ hợp, mà ruồi thân đen, cánh cụt cho 1 loại gtử (bv). Còn F1 cho 2 loại gtử → các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về gtử.( chúng lên kết với nhau)

? Hiện tượng di truyền liên kết là gì?

I. Thí nghiệm của Moocgan.

  P: xám, dài x đen, cụt

  F1:  100% xám, dài

  Lai phân tích: F1 x đen, cụt

   FB: 1 xám, dài; 1 đen, cụt

Sơ đồ lai SGK T42

Di truyền liên kết là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh

Hoạt động 2

GV nêu tình huống: ở ruồi giấm 2n = 8 nhưng TB có khoảng 4000 gen

? Sự phân bố gen trên NST như thế nào.

GV Y/C hs các nhóm thảo luận:

? So sánh kiểu hình F2 trong trường hợp phân li độc lập và di truyền liên kết.

+ F2: phân li độc lập xuất hiện biến dị tổ hợp

+ F2: DTLK không xuất hiện biến ndị tổ hợp.

? ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.

- HS trả lời, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức

* GV gọi hs đọc ghi nhớ sgk

II. Ý nghĩa của di truyền liên kết.

- Trong TB mỗi NST mang gen tạo thành nhóm gen liên kết.( Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ dơn bội của loài)

- Liên kết gen đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng mà các gen qui định chúng nằm trên 1 NST → Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

? Thế nào là di truyền liên kết .

? Hiện tượng nào đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?.

(Các gen nừm trên các cặp NST khác nhau thì DT PLĐL, còn các gen nằm trên 1 NST thì DT liên kết)

Hoàn thành bảng sau:

Giáo án Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất

- Học bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập

- Ôn lại sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân và giảm phân.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác: