Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Giúp hs nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
- Rèn cho hs tư duy tổng hợp, hoạt động nhóm,
- Vận dụng kiến thức giải thích thực tế
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật.
GV: - Tranh hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK
HS: - Bảng 43.1, 43.2 sgk
9A 9B
9C 9D
? Nêu sự khác nhau giữa ưa bóng và ưa sáng.
GV bổ sung:
Cây ưa sáng | Cây ưa bóng |
---|---|
- Bao gồm những cây sống nơi quang đãng, thảo nguyên, rừng thưa, đồng ruộng..... - Có cường độ quang hợp cao dưới ánh sáng mạnh - Hô hấp mạnh - Thoát hơi nước cao trong điều kiện ánh sáng mạnh và ngược lại |
- Gồm những cây sống nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu như ở tán rừng, hang động.... - Có cường độ quang hợp yếu - Hô hấp yếu - Thoát hơi nứơc kém. |
* Đặt vấn đề: Chim cánh cụt sống ở Bắc cực không thể sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới, điều đó cho em suy nghĩ gì ?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
- HS nghiên cứu thông tin I SGK - HS quan sát tranh H 43 SGK - HS nghiên cứu VD 1,2,3 ? Nhiệt độ đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật như thế nào? - GV y/c các nhóm trình bày: - GV chốt kiến thức cơ bản: + Đối với TV: - ảnh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô giậu, tầng cutin dày.... - ảnh hưởng tới đặc điểm sinh : Rụng lá vào mùa khô..... + Đối với ĐV: - ảnh hưởng tới hình thái: Lông dày,kích thước lớn - ảnh hưởng tới tập tính: di cư, ngủ đông.... * GV mở rộng: - Nhiệt độ là yếu tố giới hạn quyết định vùng phân bố của SV ( VD: Gấu trắng sống ở Bắc Cực; Lạc Đà sống ở hoang mạc khô - Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh sản.VD Cá Chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ thấp hơn 15°C; Chuột Nhắt sinh sản mạnh ở t° 18°C và ngừng sinh sản ở t° 30°C ? ảnh hưởng của nhiệt độ đã hình thành nên các nhóm SV như thế nào? ? Thế nào là SV biến nhiệt? Thế nào là SV Hằng nhiệt? GV mở rộng: - SV biến nhiệt thích nghi sự thay đổi của t° bằng cách: Thay đổi t° cơ thể theo t° môi trường hoặc điều chỉnh t° ở mức nhất định. VD: Châu chấu khi không hoạt động t° cơ thể là: 17°C đến 20°C; khi bay có t° cơ thể là: 30°C đến 37°C - SV hằng nhiệt thích nghi sự thay đổi nhiệt độ bằng cách: điêù hoà thân nhiệt ( sinh nhiệt = toả nhiệt) - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK → Nhận xét. - Đv hằng nhiệt sống ở nơi có t° thấp thì các phần: tai, đuôi, mỏ có kích thước nhỏ hơn các phần đó của ĐV sống ở nơi nóng → Để góp phần hạn chế sự toả nhiệt của ĐV và ngược lại. |
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. - VD : SGK VD khác: Mọt bột ăn nhiều ở t° 25°C và ngừng ăn ở t° 8°C - Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. + Nhóm SV biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường + Nhóm SV hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. |
Hoạt động 2 - HS nghiên cứu thông tin II SGK - Quan sát tranh H 43.3 SGK - HS thảo luận nhóm → Trả lời các câu hỏi ? Độ ẩm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật như thế nào? - Đại diện nhóm trình bày - Yêu cầu nêu được: + ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái; sinh lí; quá trình sinh trưởng và sinh sản. + VD: TV vùng sa mạc: - có bộ rễ phát triển ( Lan rộng: 30m, ăn sâu 16m để hút nước ) - Lá biến thành gai, lá hình kim... - Thân mọng nước... + HS tìm các VD khác.... - GV liên hệ: ? Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.(hs: Cung cấp điều kiện sống, Đảm bảo thời vụ) - HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 43.2 SGK - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung - GV chốt kiến thức.
|
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật. - TV và ĐV đều mang nhiều đặc điểm hình thái, sinh lí thích nghi môi trường có độ ẩm khác nhau. - Hình thành các nhóm sinh vật: + TV: Nhóm ưa ẩm Nhóm ưa hạn + ĐV: Nhóm ưa ẩm Nhóm ưa khô. |
- Gọi hs đọc kết luận sgk
? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống SV ntn. Cho ví dụ.
? Tập tính của ĐV và phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào.
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục: EM có biết.
- Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rễ đậu, địa y.
Đọc trước bài: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:
- Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
- Bài 45, 46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiết 1)
- Bài 45, 46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (tiết 2)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)