Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Hệ sinh thái

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

+ Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

+ Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

+ Xác định được các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: đề xuất một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái ở địa phương.

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ và phát triển hệ sinh thái.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

– Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu các đặc trưng của sinh thái học hệ sinh thái, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, xây dựng các mô hình hệ sinh thái nhân tạo như mô hình VAC.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Tranh ảnh về thành phần cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái.

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập.

– Video về các hệ sinh thái trên Trái Đất.

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12, sách bài tập.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

– HS xác định được nhiệm vụ học tập.

– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV đặt câu hỏi: Ở một hồ tự nhiên, sự thay đổi các nhân tố vô sinh như nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ muối khoáng hoà tan... có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống của quần xã sinh vật trong quần xã hồ?

Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS những vấn đề sau:

(1) Các nhân tố vô sinh tăng hay giảm có ảnh hưởng đến quần xã sinh vật hồ như thế nào?

(2) Khi các quần thể sinh vật trong hồ bị thay đổi thì có tác động đến sinh cảnh không? Tác động như thế nào?

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu mục I. Khái quát về hệ sinh thái

a) Mục tiêu

– Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

– Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm quan sát Hình 28.1 kết hợp đọc mục I SGK trang 152 – 153 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Hệ sinh thái (ảnh 1) width=

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Hệ sinh thái (ảnh 2)

Sau khi các nhóm hoàn thành, GV cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Cuối cùng, GV nhận xét, đánh giá các nhóm và chốt nội dung của mục.

c) Sản phẩm

Phiếu học tập đã hoàn thành của các nhóm.

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Hệ sinh thái (ảnh 3)

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học