Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh - địa - hóa
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
+ Phát biểu được khái niệm sinh quyển; giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.
+ Phát biểu được khái niệm khu sinh học.
+ Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.
+ Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.
+ Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hoá các chất. Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên.
+ Trình bày được chu trình sinh – địa – hoá của một số chất: nước, carbon, nitrogen và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hiểu được sinh quyển là cấp tổ chức lớn nhất. Giải thích được việc bảo vệ sinh quyển không phải là việc làm của mỗi quốc gia mà cần có sự đồng thuận và được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bảo vệ các sinh vật trong môi trường sống để đảm bảo cân bằng sinh thái thông qua sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các sinh vật. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Không sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật khi dịch chưa tới ngưỡng.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn như hiện tượng nóng lên của Trái Đất, hiệu ứng nhà kính, bảo vệ nguồn nước sạch
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.
– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.
2. Học sinh
SGK Sinh học 12.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
HS xác định được nhiên liệu hoá thạch và hậu quả của việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV chiếu hình ảnh các nhiên liệu bao gồm cả nhiên liệu hoá thạch và than củi, củi,…
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi chỉ ra nhiên liệu hoá thạch và trả lời câu hỏi: Tại sao việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch ở mỗi quốc gia đều góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu?
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
(Vì quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra năng lượng nhưng đồng thời cũng tạo ra khí carbon dioxide – một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự ấm lên toàn cầu. Vì vậy, mỗi quốc gia sử dụng nhiên liệu hoá thạch đều góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu).
– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu mục I. Sinh quyển và khu sinh học
a) Mục tiêu
– Phát biểu được khái niệm sinh quyển; giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ
chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.
+ Phát biểu được khái niệm khu sinh học.
+ Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.
+ Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
Hoạt động 1. Khái niệm sinh quyển
– GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nghiên cứu nội dung trang 165 SGK và vận dụng kiến thức đã học hoàn thành hai câu hỏi sau:
(1) Những phát biểu sau đây về sinh quyển là đúng hay sai?
a) Sinh quyển là cấp tổ chức sống lớn nhất bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất. Mỗi hệ sinh thái được duy trì nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường
b) Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) và sự lưu chuyển các chất trong không khí, đất và nước có tác động lên những khu vực địa lí rộng lớn trên quy mô toàn cầu, do đó tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất không tồn tại rời rạc mà được gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua các nhân tố vô sinh hình thành nên một hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.
c) Sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh vì sinh quyển bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất, các hệ sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua các nhân tố vô sinh hình thành nên hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.
d) Sinh quyển là một cấu trúc hoàn chỉnh có khả năng tự điểu chỉnh.
(2) Tại sao để bảo vệ sinh quyển hiệu quả thì cần có sự đồng thuận và thực hiện đồng thời ở tất cả các nước trên thế giới?
– GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp để hỏi bất kì HS nào trong lớp theo từng nội dung câu hỏi.
Hoạt động 2. Khái niệm khu sinh học
GV tiếp tục chiếu các hình ảnh về khu sinh học. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành các câu hỏi:
(3) Khi nói về khu sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng.
2. Khu sinh học được chia thành hai nhóm lớn gồm khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước.
3. Khu sinh học được chia thành bốn nhóm lớn gồm khu sinh học trên cạn, khu sinh học dưới nước, khu sinh học trên mặt đất và khu sinh học trên không khí. Có bao nhiêu đáp án đúng khi nói về khu sinh học?
4. Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất, được con người bảo vệ, có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(4) Các nhận định sau về khu sinh học là đúng hay sai?
1. Khu sinh học trên cạn gồm các loại: rừng nhiệt đới, savanna, hoang mạc, sa mạc, rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng lá kim phương bắc, đồng rêu hàn đới và cửa sông.
2. Khu sinh học dưới nước gồm: khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
3. Sinh quyển không được cấu thành từ các khu sinh học.
GV lựa chọn kĩ thuật dạy học “khám phá”, lựa chọn HS rút thăm câu trả lời nhanh. Một HS có quyền lựa chọn rút thăm nhiều lần. Nếu các câu trả lời đều chính xác và phản biện được câu hỏi sẽ cho điểm tối đa.
Hoạt động 3. Đặc điểm của một số khu sinh học
GV sử dụng trò chơi “Vượt chướng ngại vật”. GV chiếu hình ảnh một số khu sinh học đã bị che lấp một phần, HS đoán tên của các khu sinh học và phải chỉ ra được một đặc điểm nhận biết cơ bản. Mỗi nhóm cử một đại diện, các thành viên trong nhóm không được nhắc câu trả lời nhưng được quyền lựa chọn “tiếp sức” hay “thay thế”.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Thực hành: Thiết kế một hệ sinh thái nhân tạo
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh vật
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12