Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu cấu trúc dinh dưỡng của quần xã trong tự nhiên
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
Xác định được các thành phần cấu trúc dinh dưỡng trong quần xã.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
+ HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá qua thực nghiệm môi trường tự nhiên, ví dụ vườn trường, qua theo dõi và phân tích các video về quần xã sinh vật.
+ HS tìm hiểu được sự đa dạng của quần xã sinh vật ở môi trường tự nhiên xung quanh.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS vận dụng các kiến thức đã học vào xác định các thành phần cấu trúc dinh dưỡng của quần xã, xác định được các mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã qua tiết học thực hành ngoài tự nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ của tiết thực hành và các nhiệm vụ GV yêu cầu trong tiết thực hành.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, nghiên cứu độc lập qua các phương pháp thực hành.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh vật.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học tiết thực hành, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
– Trách nhiệm:
Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.
– Các video về các quần xã sinh vật trong tự nhiên.
– Phiếu học tập, câu hỏi bài tập củng cố.
2. Học sinh
– SGK Sinh học 12, bút, sổ ghi chép.
– Dụng cụ quan sát, thước dây, xẻng hoặc dụng cụ đào đất, vợt hoặc dụng cụ thu mẫu động vật, điện thoại chụp ảnh, máy tính, bút, giấy ghi kết quả điều tra.
– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
– HS xác định được nhiệm vụ học tập.
– HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV sử dụng các tranh hình về quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Yêu cầu HS quan sát và xác định những tranh nào là quần xã sinh vật. Nêu những đặc điểm chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật.
HS cùng thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.
Sau khi HS trả lời, GV gợi mở, dẫn dắt HS vào bài thực hành.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
2. Hoạt động thực hành
2.1. Tìm hiểu cách tiến hành xác định các thành phần cấu trúc dinh dưỡng của một quần xã sinh vật
a) Mục tiêu
– Nêu được các bước tiến hành xác định thành phần cấu trúc dinh dưỡng của một quần xã. cho sẵn qua quan sát video.
– Xác định được mức độ đa dạng của quần xã.
– Liệt kê được các mối quan hệ khác loài trong quần xã.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 150 và nêu các bước trong quy trình thực hành.
– Các nhóm trao đổi nhanh trong 2 phút, nhóm nhanh nhất trình bày các bước tiến hành, các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và chốt nội dung.
c) Sản phẩm
Các bước thực hành (SGK).
2.2. Thực hiện
Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, GV có thể lựa chọn 2 phương án: (1) GV trình chiếu 1 video về quần xã sinh vật cụ thể; (2) HS quan sát 1 quần xã sinh vật trong tự nhiên (thảm cỏ, vườn cây ăn quả, vườn trường, đồng lúa,...).
– HS xem video hoặc quan sát quần xã sinh vật ngoài thực tế, ghi chép số liệu, thảo luận nhóm để xác định các thành phần cấu trúc dinh dưỡng của quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
3. Thu hoạch
3.1. Báo cáo kết quả thực hành
GV yêu cầu các nhóm tập hợp các thông tin, số liệu ghi chép được, trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm để hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu gợi ý dưới đây:
3.2. Trả lời câu hỏi
Nhóm sinh vật nào hầu như không quan sát được khi nghiên cứu cấu trúc của quần xã? Giải thích.
Trả lời: Nhóm sinh vật phân giải vì nhóm này chủ yếu là nấm và vi khuẩn, hầu hết có kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được dưới kính hiển vi.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
Giáo án Sinh học 12 Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh - địa - hóa
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Thực hành: Thiết kế một hệ sinh thái nhân tạo
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12