Giáo án Sinh học 12 Bài 14: Thực hành: Lai giống

1. Kiến thức:

- Rèn luyện kĩ năng bố trí thí nghiệm trong ngiên cứu di truyền học: tự mình bố trí thí nghiệm lai, tạo dòng thuần chủng, đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: luyện kĩ năng bố trí thí nghiệm trong ngiên cứu di truyền học.

3. Thái độ:

- Chủ động tạo giống mới có nhiều ưu điểm, làm tăng độ đa dạng sinh học.

- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, niềm tin vào khoa học.

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Cây cà chua bố mẹ, mảnh vườn.

- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông, pêtri

2. Chuẩn bị cây bố mẹ.

- Chọn giống: chọn nhiều cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.

- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt hoa, ngắt bỏ quả non, tập trung lấy phấn được tốt.

- Khi cây mẹ được 9 lá thì bấm ngọn, chỉ để 2 cành (3 chùm hoa/cành, 3-5 quả/chùm).

1. Khám phá: (3p)

* Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ:

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1: Lai giống thực vật.

GV : Tại sao lại phải gieo hạt cây làm bố trước những cây làm mẹ ?

+ Mục đích của việc ngắt bỏ những chùm hoa và quả non trên cây bố, bấm ngọn và ngắt cành, tỉa hoa trên cây mẹ ?

GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác khử đực trên cây mẹ.

+ Tại sao cần phải khử nhị trên cây mẹ ?

GV thực hiện mẫu : Kĩ thuật chọn nhị hoa để khử, các thao tác khi khử nhị.

HS: Tiến hành các bước thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.

GV: Mục đích của việc dùng bao cách li  sau khi đã khử nhị ?

GV hướng dẫn chọn hoa trên cây mẹ để thụ phấn.

GV: thực hiện các thao tác mẫu.

- Không chọn những hoa đầu nhụy khô, màu xanh nhạt nghĩa là hoa còn non, đầu nhụy màu nâu và đã bắt đầu héo thụ phấn không có kết quả.

- Có thể thay bút lông bằng những chiếc lông gà.

I. Lai giống thực vật.

1. Cách tiến hành.

* Khử nhị trên cây mẹ:

- Chọn những hoa còn nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).

(dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay hạt màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được).

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ hoa.

- Tay phải dùng kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay, tránh để bầu nhụy và đầu nhụy bị thương tổn.

- Trên mỗi chùm chọn lấy 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.

- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

* Thụ phấn:

- Chọn những hoa đã nở xòe, đầu nhụy to màu xanh thẫm, có dịch nhờn.

- Thu hạt phấn trên cây bố: Chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.

- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.

- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn bung ra.

- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa cây mẹ đã khử nhị

- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

* Hoạt động 2: Viết thu hoạch.

GV: hướng dẫn HS phương pháp thu hoạch và cất giữ hạt lai.

HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, trình bày vào bảng thu hoạch.

GV: Nhận xét kết quả và bổ sung.

II. THU HOẠCH.

- HS phải tóm tắt các bước lai giống và những điều cần chú ý khi chọn hoa cùng với các thao tác khi giao phấn.

- Vẽ sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.

3. Thực hành/ Luyện tập: (5p)

- GV nhận xét đánh giá cụ thể các nhóm thực hành về:

+ Kĩ năng thao tác lai giống.

+ Sản phẩm thực hành.

- GV tóm tắt về các thao tác lai giống và nhắc HS ghi vào vở thực hành.

4. Vận dụng: (2p)

- Hoàn thành bài thu hoạch.

- Làm bài tập của bài Ôn tập chương I, II

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học