Giáo án Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

1. Kiến thức:

- Giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường trong việc hình thành kiểu hình.

- Giải thích được thế nào là mức phản ứng, cách xác định mức phản ứng.

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: mối quan hệ giữa gen và tính trạng, sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường, mức phản ứng của kiểu gen trong các môi trường khác nhau và ý nghĩa của nó trong sản xuất.

3. Thái độ:

- GD HS ý thức bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật và con người.

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

- Hình 13 – SGK

1. Khám phá: (7p)

* Ổn định lớp:

*Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra 15 phút.

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

* Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.

GV nêu vấn đề: Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen qui định có hoàn toàn đúng hay không? Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như thế nào?

HS: Đọc mục I trong SGK và thảo luận nhóm đưa ra kết luận.

GV: Nhận xét và bổ sung.

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG.

- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:

Gen(ADN) → mARN → Pôlipeptit → prôtêin → tính trạng.

- Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước nên chịu sự chi phối của nhiều yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

* Hoạt động 2: Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

GV: Tại sao ở thỏ tại vị trí đầu mút cơ thể như tai, bàn chân, đuôi, mõm... có lông màu đen, ở những vị trí khác lông trắng muốt?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.

GV: Chính xác hóa kiến thức.

II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.

- Nhiều yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.

- Một số ví dụ: SGK.

- Kết luận: Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.

* Hoạt động 3: Mức phản ứng của kiểu gen.

HS: Đọc mục III SGK và thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối quan hệ giữa một KG với các môi trường khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau.

GV: Mức phản ứng là gì? Tìm một hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh họa.

+  Mức phản ứng được chia thành mấy loại? Đặc điểm của từng loại?

+ Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng, thường thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? Hãy chững minh điều đó?

HS: Nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

GV: Có thể xác định rễ dàng mức phản ứng của một KG hay không?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời.

GV liên hệ: Trong sản xuất, chăn nuôi muốn nâng cao năng suất thực cần phải làm gì?

(mối quan hệ giữa yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được).

GV: Thế nào là sự mềm dẻo về KH?

Hình vẽ 13 thể hiện điều gì?

HS: Mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng một điều kiện môi trường.

GV: Vậy mức độ mềm dẻo của KH phụ thuộc vào yếu tố nào? (kiểu gen) Sự mềm dẻo về KH của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật? Từ những phân tích trên hãy nêu những tính chất và đặc điểm của sự mềm dẻo KH của sinh vật?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN.

1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của một KG.

VD: Con tắc kè hoa:

- Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.

- Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.

- Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.

Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.

- Mức phản ứng được chia thành 2 loại:

+ Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lựng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa

+ Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng.

2. Xác định mức phản ứng của  một kiểu gen.

- Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một KG. - Đối với cây sinh sản sinh dưỡng cắt cành đồng loạt của cùng một cây.

- Đem trồng ở những điều kiện môi trường khác nhau và theo dõi đặc điểm của chúng.

3. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến):

-  Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến).

-  Sự mềm dẻo kiểu giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường.

- Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen.

- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định.

3. Thực hành/ Luyện tập: (10p)

- HS đọc kết luận trong SGK.

- Ý nghĩa của sự mềm dẻo KH đối với thực tiễn sản xuất?

- Phiếu bài tập.

4.Vận dụng: (3p)

- Ôn tập lí thuyết dựa vào câu 1, 2, 3, và 4 ở cuối bài trong SGK.

- Đọc mục “ Em có biết” trang 72.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học