Giáo án Sinh học 12: Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẠNG SƠN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG

Môn:   Sinh Học 12

 Đề thi số: 101

 Năm học 2015 – 2016

Câu 1:  Loại đột biến cấu trúc NST làm thay đổi vị trí của gen giữa 2 NST của cặp tương đồng:

   A. Chuyển đoạn tương hỗ

   B. Lặp đoạn

   C. Mất đoạn

   D. Đảo đoạn

Câu 2: Phiên mã là quá trình:

   A. Tổng hợp nên các phân tử Prôtêin.

   B. Tổng hợp nên các phân tử mARN.

   C. Tổng hợp nên các phân tử tARN.

   D. Tổng hợp nên các phân tử ARN.

Câu 3:  Phân tử mARN được tổng hợp từ một đoạn mạch gốc   3’...TGXTTAGXA...5’  sẽ có trình tự nucleotit là:        

   A. 5’...AXGAAUXGU..3’

   B. 5’.AGXUUAGXA..3

   C. 3’..TXGAATXGT...5’

   D. 5’.AGXTTAGXA..3’

Câu 4: Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ

   A. Cuối.                 B. trước.

   C. giữa.                 D. sau.

Câu 5:Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là

   A. lặp đoạn.

   B. đảo đoạn.

   C. chuyển đoạn tương hỗ.

   D. chuyển đoạn không hỗ.

Câu 6: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc

   A. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.

   B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.

   C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.

   D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 7:  Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, khi các Nuclêôxôm cuộn xoắn mức 2 tạo:

   A. Sợi chất nhiễm sắc có đường kính là 11 nm.

   B. Sợi chất nhiễm sắc có đường kính là 30 nm.

   C. Sợi cơ bản có đường kính là 30 nm.

   D. Sợi cơ bản có đường kính là 11 nm.

Câu 8: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng với:

   A. Số NST thường trong bộ NST đơn bội

   B. Số NST trong bộ NST đơn bội

   C. Số nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST lưỡng bội

   D. Số NST thường trong bộ NST lưỡng bội

Câu 9: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính  là XO, bộ NST của người đó là

   A. Thể một nhiễm.

   B. Thể tam bội.

   C. Thể đa bội lẻ.

   D. Thể đa bội chẵn.

Câu 10: Mức phản ứng là:

   A. Tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen

   B. Các kiểu biến dị không di truyền cho thế hệ sau được.

   C. Tập hợp các kiểu gen khác nhau.

   D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen.

Câu 11:  Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ thay đổi như thế nào ?

   A. giảm 1.               B. tăng 2.

   C. tăng 1.                D. giảm 2

Câu 12: Di truyền chéo là hiện tượng tính trạng lặn của “ông ngoại” truyền qua “mẹ” và biểu hiện ở “con trai” được gây ra bởi:

   A. Gen lặn  ở trên NST X

   B.Gen trội ở trên NST X

   C. Gen trội ở trên NST Y

   D. Gen lặn ở  trên NST Y

Câu 13: Kiểu gen Giáo án Sinh học 12: Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 | Giáo án Sinh học 12 mới, chuẩn nhất hoán vị gen xảy ra với tần số 30 %, tạo ra giao tử aB với tỉ lệ là:

   A. 15%.                  B. 35%.

   C. 22%.                    D. 28%.

Câu 14: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau:

   A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen 

   B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen

   C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen 

   D. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen

Câu 15: Dạng biến dị nào sau đây không di truyền được?

   A. Đột biến lệch bội

   B. Đột biến đa bội.

   C. Thường biến 

   D. Biến dị tổ hợp

Câu 16:  Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở ng¬ười do:   

   A. Đột biến mất cặp nucleotit

   B. Đột biến trên NST thường  

   C. Đột biến thay thế cặp nucleotit

   D. Đột biến trên NST giới tính  

Câu 17: Xét cặp NST giới tính XY ở một tế bào sinh tinh rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả 2 tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính:

   A. XX, YY và O

   B. XX và YY

   C. X và Y

   D. XY và O

Câu 18: Cặp phép lai nào dưới đây được xem là lai thuận nghịch

   A. ♀ Aa x ♂ Aa và ♀ aa x ♂ AA

   B. ♀ AA x ♂ aa và ♀ aa x ♂ AA            

   C. ♀ AA x ♂ AA và ♀ aa x ♂ aa

   D. ♀ AA x ♂ aa và ♀ Aa x ♂ Aa            

Câu 19: Vai trò của enzim ADN polimelaza trong quá trình nhân đôi của ADN là?

   A. Tháo xoắn phân tử ADN.

   B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

   C. Lắp ráp các Nu tự do của môi trường theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch của  ADN.

   D. Nối các đoạn Okazaki vào với nhau.

Câu 20: Cà độc dược có 2n = 24.Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam nhiễm ?

   A. 36            B. 48

   C. 25            D. 23

Câu 21: Tần số hoán vị gen được xác định bằng

   A. Tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P

   B. Tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P

   C. Tổng tỉ lệ các giao tử mang hoán vị

   D. Tổng tỉ lệ hai loại giao tử  hoán vị và không hoán vị

Câu 22: Dạng đột biến nào dưới đây trong chọn giống cây trồng tạo ra những giống có năng suất cao và không hạt:

   A. Thể  tam bội.

   B. Thể  tứ bội.

   C. Thể  ba nhiễm.

   D. Thể một nhiễm.

Câu 23: Cấu trúc chung của 1 operon gồm các vùng:

   A. Vùng khởi đầu, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

   B. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành và vùng chứa các gen cấu trúc.

   C. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng chứa các gen cấu trúc.

   D. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng chứa các gen cấu trúc.

Câu 24:  Hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do

   A. Thừa hoặc thiếu NST.

   B. Mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn.

   C. Trao đổi chéo không đều và có hoán vị gen.

   D. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái hợp bất thường và trao đổi chéo không đều.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

   A. Mã di truyền mang tính thoái hóa.     B. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

   C. Mã di truyền mang tính phổ biến.      D. Mã di truyền là mã bộ ba.

Câu 26:  Ở lúa 2n = 24(NST), số thể ba nhiễm tối đa là:

   A. 18            B. 12

   C. 24            D. 66

Câu 27: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là: 

   A. Đảo đoạn.

   B. Mất đoạn.

   C. Chuyển đoạn.

   D. Lặp đoạn.

Câu 28: Hội chứng nào sau đây ở ngư¬ời là hậu qủa của  đột biến cấu trúc NST:  

   A. Hội chứng mèo kêu.

   B. Hội chứng đao.

   C. Hội chứng claiphentơ.

   D. Hội chứng tơcnơ

Câu 29: Bệnh nhân mắc hội chứng Đao, sẽ có 3 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số : 

   A. 21.           B. 22.

   C. 23.            D. 20.

Câu 30: Hội chứng Claiphentơ do đột biến số lượng NST giới tính dạng :

   A. XXX.                 B. XXY.

   C. XO.                    D. YO.

Câu 31:  Một gen do 2 alen (A và a) quy định, số kiểu gen được tạo là

   A. 2              B. 4

   C. 5              D. 3

Câu 32:  Cho phép lai: ♀AaBbCc  x  ♂AaBBCc, các gen  tuân theo quy luật phân li độc lập. Tỉ lệ đời con mang kiểu hình trội của cả 4 tính trạng là:

   A. 1/16.        B. 27/256.

   C. 9/32.        D. 27/81.

Câu 33:  Thể đột biến là:

   A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể mang đột biến

   B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể

   C. Tập hợp các tế bào bị đột biến 

   D. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể

Câu 34: Sự điều hoà hoạt động của gen có ý nghĩa:

   A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.

   B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.

   C. Đảm bảo cân bằng giữa lượng protein cần tổng hợp và không cần tổng hợp.

   D. Đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường

Câu 35: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến

   A. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

   B. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. 

   C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. 

   D. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. 

Câu 36: Ở ruồi giấm hiện tượng trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ xảy ra ở:

   A. Cơ thể đực mà không xảy ra ở cơ thể cái

   B. Ở một trong hai giới

   C. Ở cơ thể đực và cơ thể cái

   D. Cơ thể cái mà không xảy ra ở cơ thể đực

Câu 37: Bệnh mù màu ở người do gen m trên X gây ra (Xm) quy định, còn M là gen trội hoàn toàn quy định khả năng phân biệt màu bình thường. Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mù màu nhận Xm từ:

   A. Ông nội.   B. Bố. 

   C. Mẹ           D. Bà nội.

Câu 38: Cơ thể có kiểu gen AaBBDDEe khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?

   A. 8.             B. 4.

   C. 6.             D. 16.

Câu 39: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là

   A. mARN.               B.   tARN.

   C. rARN.                  D. SiARN

Câu 40: Trong phương pháp thống kê X2 thì O là kí hiệu của:

   A. Bậc tự do.

   B. Số liệu lí thuyết.

   C. Số liệu quan sát thực tế được.

   D. Mức xác suất.

ĐỀ 102

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A D A C A
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án D B B A A

 

Câu 11 12 13 14 15
Đáp án A A A A C
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án C B B C C

 

Câu 21 22 23 24 25
Đáp án C A C B B
Câu 26 27 28 29 30
Đáp án D A A A B

 

Câu 31 32 33 34 35
Đáp án D D D D A
Câu 36 37 38 39 40
Đáp án D C B A C

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học