Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của qthể.

- Biết cách tính tần số của các alen và tần số kiểu gen của quần thể .

- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần; ứng dụng đặc điểm di truyền của các dạng quần thể trong sản xuất và đời sống.

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi để củng cố những tính trạng mong muốn, ổn định loài.

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

Bảng 16 – SGK

1. Khám phá: 2p

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ :

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể.

- GV: đưa ra 1 số VD về quần thể. Yêu cầu HS phân tích mối quan hệ giữa những con mối, mqh sinh sản của chúng  → Quần thể là gì?

HS: Tái hiện lại kiến thức sinh học 10 để nêu được khái niệm.

- GV : đưa ra một số VD và yêu cầu HS dựa vào khái niệm vừa học để nhận biết VD đó có phải là quần thể ko ?

HS : trả lời và giải thích

GV: yêu cầu HS tìm hiểu SGK cho biết 

+ Về mặt di truyền mỗi QT được đặc trưng bởi yếu tố nào ?

+ Vốn gen là gì?

+ Tần số alen và tần số kiểu gen của QT được tính như thế nào?

HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.

 

GV: Nêu một bài tập VD SGK:

QT đậu Hà Lan: alen A-đỏ> a-trắng Quần thể có 1000 cá thể, 

trong đó có: 500 cá thể có kiểu gen AA

                    200 cá thể có kiểu gen Aa

                   300 cá thể có kiểu gen aa

⇒ Xác định:

                     a. Tần số alen ?

                     b. Tần số kiểu gen ?

HS: Vận dụng công thức để tính tần số alen và tần số kiểu gen của QT.

GV: Liên hệ:

       Các hoạt động của con người (khai thác gỗ trái phép, khai thác các mỏ quặng quá mức, săn bắt ĐV hoang dã...) đều làm thay đổi vốn gen của các QT thực vật và động vật → Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại của loài và MT thiên nhiên.

       Vậy: để bảo vệ MT sống và đảm bảo vốn gen của các loài động-thực vật được ổn định thì chúng ta cần có những biện pháp nào?

HS: thảo luận và trả lời

- Trồng và bảo vệ rừng, không săn bắn ĐV hoang dã  ... là những biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên à vốn gen quần thể ổn địnhà đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ MT sống.

 

I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

1. Khái niệm quần thể.

- Quần thể là một tập hợp các cá thể thuộc cùng 1 loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định và có khả năng sinh ra các thế hệ để duy trì nòi giống.

- Quần thể:  Tự phối

                    Ngẫu phối

 

2. Các đặc trưng di truyền của quần thể:

là vốn gen.

- Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở thời điểm nhất định.

- Vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số  kiểu gen của quần thể :

+ Tần số alen của 1 gen được tính bằng tỉ lệ giữa: số lượng alen đó trên tổng số alen của các gen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định.

+ Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số giữa: số lượng cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.

* Lưu ý: QT có cấu trúc DT:

   P: dAA : hAa : raa

   Thì tần số alen được tính như sau:

   p(A) = d + h/2

   q(a)  = r + h/2

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

GV: Yêu cầu học sinh trả lời lệnh SGK trang 69 mục II.1.

  - Xác định thành phần tỉ lệ các KG của quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn?

HS: Lên bảng xác định tỉ lệ các loại KG.

    Lớp nhận xét, GV chỉnh sửa hoàn thiện kiến thức.

P: Aa x Aa

F1: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa

F2: 3/8 AA: 1/4Aa: 3/8 aa 

F3: 7/16AA:1/8Aa: 7/16aa.

GV: yêu cầu HS dựa vào kết quả bảng 16 cho biết: Thành phần kiểu gen của QT cây tự thụ phấn có xu hướng thay đổi như thế nào qua nhiều thế hệ ?

HS: nêu được: giảm dần tấn số kiểu gen dị hợp tử và tăng dần tần số kiểu gen  đồng hợp.

GV: Liên hệ: Hậu quả tự thụ phấn ở QT cây ngô qua nhiều thế hệ: làm giảm chiều cao năng suất cây trồng.

GV:  Ở  thế hệ thứ n thì cấu trúc DT của quần thể là như thế nào?

HS: khái quát được:

 Aa = (1/2)n

 AA = aa = (1- (1/2)n)/2

GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK:

+ Quần thể giao phối gần là gì?

+ Thành phần kiểu gen của QT giao phối gần có xu hướng thay đổi như thế nào qua nhiều thế hệ ?

+Tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau?

HS: thảo luận và trả lời.

II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN.

1. Quần thể tự thụ phấn.

- Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn thay đổi theo hướng giảm dần tấn số kiểu gen dị hợp tử và tăng dần tần số kiểu gen  đồng hợp.

- Công thức tổng quát.

QT: dAA + hAa + raa=1

Trong đó: d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen: AA, Aa, aa.

Nếu quần thể trên tự thụ phấn qua n thế hệ thì:

- Tần số của KG: Aa = (½)n .h

- Tần số của KG:AA = d + h(1-(1/2)­n/2)

- Tần số của KG: aa = r + h(1-(1/2)­n/2)

 

2. Quần thể giao phối gần:

- Giao phối gần là hiện tượng cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau (giao phối cận huyết)

- Qua các thế hệ giao phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

3. Thực hành/ Luyện tập: (6p)

      Hãy chọn phương án trả lời đúng

     Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,40. Sau hai thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?

   A. 0,10                B.  0,20

  C.  0,30                D.  0,40

4. Vận dụng: (2p)

     Ôn tập kiến thức dựa vào câu 1, 2, 3 ở SGK trang 70 ; 

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học