Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 14: Thực hành: Quan sát một số dạng đột biến nhiễm sắc thể
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
+ Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định. Tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Có khả năng quan sát dưới kính hiển vi và so sánh hình dạng, kích thước số lượng các NST của bộ NST trong tiêu bản với bộ NST bình thường có thể nhận biết được một số dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn) và đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) ở một số loài sinh vật.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Vận dụng hiểu biết về bệnh tật di truyền để giải thích cho những người xung quanh không may mắn mắc các bệnh di truyền.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về cách làm tiêu bản NST, cách sử dụng kính hiển vi.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Xây dựng được ý tưởng khi dùng giấy thủ công hoặc vải màu tạo ra bộ NST bình thường và bị đột biến.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.
– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.
– Kính hiển vi, dầu soi kính, giấy lau kính chuyên dụng.
– Ảnh chụp bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến ở một số loài (nếu có).
– Tiêu bản cố định bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến ở một số loài.
2. Học sinh
– SGK Sinh học 12.
– Kéo cắt giấy, ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
HS rèn khả năng tư duy logic khi chuẩn bị vào bài mới.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm xác định đặc điểm nhận biết, câu trả lời tương ứng và hoàn thành bảng sau.
Câu hỏi |
Đặc điểm nhận biết |
Câu trả lời |
Có thể xác định được số lượng và hình thái NST dưới kính hiển vi? |
................................... ................................... |
................................... ................................... |
Có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào? |
................................... ................................... |
................................... ................................... |
Có thể xác định được NST bất thường về số lượng? |
................................... ................................... |
................................... ................................... |
– Các nhóm điền vào bảng. GV có thể dùng phần mềm ActiView chiếu các phiếu học tập (nếu có) hoặc cho làm vào giấy A4 và dán lên bảng.
– GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
c) Sản phẩm
Câu hỏi |
Đặc điểm nhận biết |
Câu trả lời |
Có thể xác định được số lượng và hình thái NST dưới kính hiển vi? |
Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng. |
Quan sát tiêu bản NST ở kì giữa để xác định được số lượng và hình thái NST. |
Có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào? |
Tại kì sau của quá trình phân bào, các NST bị kéo về hai cực nên có hình thái đặc trưng. |
Quan sát tiêu bản NST ở kì sau để xác định được số lượng và hình thái NST. |
Có thể xác định được NST bất thường về số lượng? |
Có thể quan sát được hình dạng, số lượng NST dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400x. |
Từ đó có thể quan sát được các biến đổi bất thường (đột biến) về số lượng, cấu trúc của NST. |
2. Hoạt động thực hành
2.1. Tìm hiểu mục I. Nguyên lí và cách tiến hành
a) Mục tiêu
HS giải thích nguyên lí và các bước tiến hành quan sát một số dạng đột biến NST.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 75 và trả lời các câu hỏi:
(1) Nguyên lí của việc quan sát đột biến NST ?
(2) Mô tả các bước tiến hành quan sát một số dạng đột biến NST. Giải thích các bước đó.
– GV chia lớp thành các nhóm tuỳ theo sĩ số lớp và số lượng kính, tiêu bản hiện có.
– Các nhóm trao đổi nhanh trong 2 phút, nhóm nhanh nhất trình bày nguyên lí, các bước tiến hành, các nhóm khác nhận xét.
c) Sản phẩm
2.2. Thực hiện
a) Mục tiêu
– Rèn được kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng nhận biết dạng NST bình thường hay đột biến.
– Khắc sâu kiến thức về đột biến NST.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– Các nhóm nhận dụng cụ và mẫu vật.
– GV yêu cầu các nhóm tiến hành quan sát tiêu bản theo hướng dẫn trong SGK và hướng dẫn của “chuyên gia.
(GV lựa chọn nhóm “Cốt cán” từ các HS trong đội tuyển HS giỏi hoặc HS trong câu lạc bộ sinh học (6 HS). Yêu cầu đến phòng thí nghiệm vào buổi chiều hôm trước tại phòng thí nghiệm để tiến hành sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản để trở thành nhóm “Chuyên gia”. Nhóm “Chuyên gia” có nhiệm vụ thành thục cách sử dụng kính hiển vi và quan sát tiêu bản nhận biết về NST để trong giờ thực hành sẽ hướng dẫn các bạn trong nhóm thực hiện).
– GV quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác.
– HS tiến hành quan sát, thảo luận, thống nhất và ghi kết quả quan sát được vào bảng theo mẫu sau:
Loài |
Hình ảnh quan sát được trên tiêu bản bình thường và tiêu bản đột biến |
Nhận xét rút ra khi so sánh với bộ NST bình thường |
Kết luận về dạng đột biến quan sát được |
............. |
............................................ |
...................................... |
................................... |
............................................ ............................................ |
...................................... ...................................... |
................................... ................................... |
|
............................................ |
...................................... |
................................... |
– Trong trường hợp nhà trường không có kính hiển vi đủ tốt để quan sát NST, GV có thể cho HS quan sát hình ảnh bất thường về bộ NST và bộ NST bình thường của một số loài, so sánh và rút ra kết luận về dạng đột biến đã quan sát. Ví dụ: Quan sát hình bộ NST và hoàn thành bảng sau:
Loài |
Hình ảnh quan sát được trên tiêu bản bình thường và tiêu bản đột biến |
Nhận xét rút ra khi so sánh với bộ NST bình thường |
Kết luận về dạng đột biến quan sát được |
Người |
|||
2n = 46 |
Bình thường |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12