Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 17: Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học: thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống: rèn các kĩ năng khéo léo trong các thao tác tay chân, các kĩ năng bố trí thí nghiệm, thu thập kết quả, giải thích kết quả thực nghiệm.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS giải thích được các giả thuyết và tự tiến hành các thí nghiệm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết của mình về các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung thực hành phát triển các kĩ năng tổng hợp.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức, kĩ năng thực hành vào đời sống.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu phương pháp thực hành phù hợp để chuẩn bị nội dung bài mới.
– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
– Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– SGK Sinh học 12; máy tính.
– Dụng cụ trồng và chăm sóc cây thuỷ canh (bình thuỷ tinh, dung dịch thuỷ canh không chứa NPK.
– Phòng thực hành để trồng cây thí nghiệm.
– Phân NPK.
2. Học sinh
– Nghiên cứu trước nội dung bài 17, SGK Sinh học 12; nghiên cứu quy trình thực hành và ứng dụng qua mạng internet.
– Sưu tầm một số hiện tượng thực tế về thường biến ngoài SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
HS giải thích được vì sao người dân muốn tăng năng suất vật nuôi và cây trồng thì cần có kĩ thuật chăm sóc phù hợp nhất.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV đặt câu hỏi: Tại sao cần trồng cây và bón phân đúng kĩ thuật? Cây trồng trong nhà sau một thời gian và sau khi đưa cây ra ngoài sáng thì cây có thay đổi như thế nào?
– GV nhận xét, bổ sung và lưu ý HS.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
– Tâm thế hứng khởi, mong muốn trình bày quan điểm của bản thân để giải thích hiện tượng cá nhân hoặc nhóm làm và quan sát được.
2. Hoạt động thực hành
2.1. Tìm hiểu mục I. Nguyên lí và cách tiến hành
a) Mục tiêu
HS giải thích nguyên lí và cách tiến hành.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 88, 89, trả lời các câu hỏi:
(1) Nguyên lí thí nghiệm quan sát thường biến?
(2) Mô tả quá trình thí nghiệm quan sát thường biến. Giải thích các bước đó.
– Các nhóm trình bày các bước tiến hành, giải thích. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, GV có thể hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm trồng cây trên đất theo SGK hoặc theo cách khác phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Ví dụ: Đối với HS thành phố, có thể hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm trồng cây thuỷ canh theo cách sau:
– Đối tượng: cây rau muống.
– Lấy các nhánh rau từ cùng một cụm rau phát triển từ một hạt.
Chuẩn bị môi trường:
– 02 bình thuỷ tinh chứa dịch thuỷ canh không chứa NPK.
– 02 bình thuỷ tinh chứa dịch thuỷ canh chứa NPK.
Trồng cây:
Ngắt lấy các cuống rau già, dài khoảng 15 cm từ một khóm rau mọc từ một hạt, đặt trong môi trường thuỷ canh. Nên đặt cuống rau chìm trong nước và lá trên mặt nước, tránh làm dập nát cuống rau. Sau khi trồng, cả hai bình thuỷ canh mỗi loại được đặt ở chế độ chiếu sáng khác nhau.
Chế độ bổ sung NPK:
Bổ sung NPK cho bình thuỷ canh có chứa NPK theo tuần.
Theo dõi sự sinh trưởng của cây:
Tiến hành đo, lấy số liệu về sự sinh trưởng của các cây rau trên 4 môi trường sau mỗi khoảng thời gian định kì.
– Môi trường 1: cây đủ ánh sáng, đủ khoáng.
– Môi trường 2: cây đủ ánh sáng, thiếu khoáng.
– Môi trường 3: cây thiếu ánh sáng, đủ khoáng.
– Môi trường 4: cây thiếu ánh sáng, thiếu khoáng.
Các chỉ số có thể theo dõi là chiều cao trung bình của cây rau (tính từ gốc tới ngọn), khối lượng rau ở thời điểm thu hoạch (tính theo kg), màu sắc lá, kích thước lá, kích thước đốt thân.
Xử lí kết quả thí nghiệm:
Xử lí kết quả thí nghiệm sau 2 – 3 tuần để có thể đánh giá tương đối chính xác sự sai khác về các chỉ tiêu theo dõi giữa cây đối chứng và thực nghiệm qua số liệu ghi chép được.
c) Sản phẩm
2.2. Thực hiện
– Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 2 – 3 HS theo các bước GV đã hướng dẫn.
– Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm và tiến hành thí nghiệm.
– Yêu cầu: HS tiến hành bố trí thí nghiệm và theo dõi, ghi kết quả trước buổi học 2 – 3 tuần.
– Nội dung chuẩn bị và làm trước 2 tuần ở phòng:
+ Các nhóm tiến hành phân công, bố trí thí nghiệm và theo dõi thí nghiệm.
+ Đo các chỉ tiêu sinh lí theo kế hoạch.
Lưu ý: HS có thể chọn trồng cây trên đất với cách bố trí thí nghiệm tương tự.
3. Thu hoạch
3.1. Báo cáo kết quả thực hành
– Các nhóm thảo luận và hoàn thành báo cáo thực hành tại lớp theo mẫu sau:
BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ THƯỜNG BIẾN Họ và tên: .......................................... Nhóm.................. Lớp.................. Mục đích: ........................................................................................ Kết quả và giải thích:
Kiến nghị, đề xuất (nếu có):................................................................. |
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, báo cáo số liệu theo dõi và giải thích ngắn gọn.
– Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện báo cáo tường trình thực hành.
– GV nhận xét, mở rộng và lưu ý HS.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Giáo án Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
Giáo án Sinh học 12 Bài 22: Tiến hoá lớn và quá trình phát sinh chủng loại
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12