Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 19: Các bằng chứng tiến hoá

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực sinh học

Năng lực nhận thức sinh học:

Trình bày được các bằng chứng tiến hoá: bằng chứng hoá thạch, giải phẫu so sánh, tế bào học và sinh học phân tử.

– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

HS hình thành được phương pháp quan sát thế giới sống để tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề xác định quan hệ huyết thống, sử dụng DNA để tìm dấu vết tội phạm,...

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học:

Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác:

Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn như xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, xác định danh tính nạn nhân,...

2. Phẩm chất

– Nhân ái:

Thông qua việc tìm hiểu về các bằng chứng tiến hoá, HS nhận thấy được thế giới sinh vật đều bắt nguồn từ tổ tiên chung, từ đó bồi dưỡng tình yêu đối với thiên nhiên, cây cỏ, động vật xung quanh vì chúng cũng có chung tổ tiên với con người; bồi dưỡng tình yêu thương giữa con người với con người,...

– Chăm chỉ:

Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, tỉ mẩn.

– Trách nhiệm:

Thông qua việc tìm hiểu các bằng chứng tiến hoá, HS nhận thấy được mối quan hệ loài người với các sinh vật xung quanh, từ đó hình thành và nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ thế giới tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK Sinh học 12, SGV, kế hoạch bài dạy.

– Video về tiến hoá.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=c8gi0mFHtws

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập.

2. Học sinh

– SGK Sinh học 12, sách bài tập.

– Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

+ HS xác định được nhiệm vụ học tập.

+ HS có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

– GV chiếu video: “Tiến hoá mang vai trò quan trọng như thế nào?”. HS xem và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Đoạn video đề cập đến quá trình nào?

(2) Theo nội dung của đoạn video, sự khác biệt giữa các sinh vật là do đâu? Chúng ta có thể tìm ra tổ tiên của một sinh vật như thế nào?

Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt, gợi mở cho HS các nội dung sau:

– Con người luôn có xu hướng tìm hiểu nguồn gốc của thế giới sinh vật. Để giải thích sự hình thành và phát triển của thế giới sinh vật, con người đã đưa ra các quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

– Vậy quan điểm nào đúng? Quan điểm nào chưa đúng?

– Thực sự các sinh vật đã hình thành và phát triển như thế nào?

Những vấn đề đó được trả lời sau khi nghiên cứu nội dung phần tiến hoá. Bài đầu tiên trong phần này là bài 19: Bằng chứng tiến hoá.

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS.

– Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu khái niệm bằng chứng tiến hoá

a) Mục tiêu

– Phát biểu được khái niệm bằng chứng tiến hoá.

– Nêu được các loại bằng chứng tiến hoá chủ yếu được tìm hiểu trong bài 19.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV tổ chức cho HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Bằng chứng tiến hoá là gì?

(2) Có những loại bằng chứng tiến hoá nào?

HS nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận trả lời. GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung.

c) Sản phẩm

Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 19: Các bằng chứng tiến hoá (ảnh 1)

2.2. Tìm hiểu các loại bằng chứng tiến hoá (Mục I, II, III)

a) Mục tiêu

HS trình bày được các loại bằng chứng tiến hoá: bằng chứng hoá thạch, bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

b) Nội dung và tổ chức thực hiện

GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức dạy học các nội dung này:

– Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một loại bằng chứng:

Nhóm 1: Tìm hiểu bằng chứng hoá thạch, hoàn thành phiếu học tập số 1.

Nhóm 2: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu so sánh, hoàn thành phiếu học tập số 2.

Nhóm 3: Tìm hiểu bằng chứng sinh học tế bào học và sinh học phân tử, hoàn thành phiếu học tập số 3.

– Các nhóm tiến hành các nhiệm vụ theo phân công của GV. Các nội dung của mỗi nhóm được trình bày trên giấy A0, treo ở một khu vực riêng của lớp để các nhóm khác tham quan, tìm hiểu.

– Sau khi hoàn thành nội dung, mỗi nhóm lần lượt đi tham quan sản phẩm của các nhóm còn lại, thảo luận, trao đổi với nhau, mỗi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:...........................

Hãy đọc nội dung mục I. Bằng chứng hoá thạch và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hãy cho biết hoá thạch là gì.

...................................................................................................

...................................................................................................

2. Cho ví dụ về hoá thạch

...................................................................................................

...................................................................................................

3. Hoá thạch có ý nghĩa gì trong nghiên cứu tiến hoá?

...................................................................................................

...................................................................................................


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:...........................

Hãy đọc nội dung mục II. Bằng chứng giải phẫu so sánh và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Phân biệt các khái niệm: cấu trúc tương đồng, cấu trúc thoái hoá, cấu trúc tương tự.

...................................................................................................

...................................................................................................

2. Cho ví dụ về cấu trúc tương đồng, cấu trúc tương tự và cấu trúc thoái hoá.

...................................................................................................

...................................................................................................

3. Các bằng chứng giải phẫu so sánh ủng hộ cho giả thuyết nào về sự tiến hoá của các loài?

...................................................................................................

...................................................................................................

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học