Giáo án Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1, Kiến thức:

- Mô tả được cơ quan vận chuyển ,

- Thành phần của dịch vận chuyển

- Động lực đẩy dòng vật chất vận chuyển

2, Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

3, Thái độ:

- Giải thích  một số hiện tượng liên quan đến vận chuyển các chất trong cây, dẫn đến yêu thích bộ môn

4, Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

b, Năng lực chuyên biệt.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực sáng tạo

5, PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp + Thảo luận nhóm

1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2..4, 2.5  sách giáo khoa

- Bảng phụ

2. Học sinh:

- Ôn tập lại sự vận chuyển các chất trong cây ở lớp 6

- bút lông, giấy lịch cũ, dùng phiếu học tập để củng cố

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

C1. Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây

C2. Giải thích vì sao các cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV: Hãy cho biết quá trình vận chuyển các chất trong cây nhờ vào hệ thống nào?

HS: liên hệ lại kiến thức đã học để trả lời, giáo viên dẫn qua bài mới: vậy mạch gỗ, mạch rây có cấu tạo thế nào? Thành phần của dịch mạch gỗ, mạch rây ra  sao? Vận chuyển các chất nhờ động lực nào?

GV: Để trả lời câu hỏi tiếp mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: DÒNG MẠCH GỖ (20p)

B1: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 21 trả lời câu hỏi: Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây.

B2: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 2 và trả lời câu hỏi: hãy trình bày cấu tạo của mạch gỗ? tại sao các tế bào mạch gỗ là các tế bào chết.

B2: Giáo viên cho học sinh phân  biệt quản bào và mạch ống thông qua bảng phụ:

B4: GVnhận xét rút kết luận.

Giáo viên: Cho học sinh quan sát hình 2.3, 2.4 trả lời câu hỏi:hãy cho biết nước và các ion được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ vào những động lực nào?

Giáo viên: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?

GV nhận xét rút kết luận.

Học sinh trả lời: Dòng mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá, qua các tế bào nhu mô  ( thịt lá ) ra ngoài qua khí khổng

Học sinh trả lời dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học: Do chất tế bào đã  hoá gỗ

Học sinh điền vào bảng phụ như trên thông qua thảo luận nhóm.

Học sinh quan sát hình + tham khảo sách giáo khoa trả lời:

Học sinh tham khảo sách giáo khoa để trả lời.

1. Cấu tạo của mạch gỗ.

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết được chia thành 2 loại: quản bào và mạch ống.

- Các tế bào cùng loại không có màng và các bào quan tạo nên ống rỗng dài từ rễ đến lá- Dòng vận chuyển dọc.

- Các tế bào xếp sát vào nhau theo cách lỗ ben của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia-Dòng vận chuyển ngang.

- Thành mạch gỗ được linhin hóa tạo mạch gỗ bền chắc.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ.

Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

- Lực đẩy (Áp suất rễ).

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

** Hình thành các năng lực đọc hiểu. Năng lực quan sát

Tranh.Năng lực phân tích so sánh. Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tếNăng lực khái quát hóa.

Hoạt động 2: DÒNG MẠCH RÂY (13p)

Giáo viên: cho học sinh quan sát hình 2.2 và 2.5 đọc mục II trả lời câu hỏi sau:

+ Mô tả cấu tạo của Ống rây?

+ Thành phần dịch của mạch rây?

+ Động lực vận chuyển

Mỗi nhóm học sinh tìm hiểu một tiêu chí, thảo luận hoàn thành phiếu học tập, giáo viên chỉnh sữa bổ sung sau đó đưa ra tiểu kết.

II. Dòng mạch rây:

1. Cấu tạo của mạch rây

- Gồm những tế bào sống, là ống rây và tế bào kèm

- Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ

2. Thành phần dịch  mạch rây:

Gồm các sản phẩm đồng hoá ở lá  như:

+ Sacarozơ, axit amin, vitamin, hoocmon

+ Một số ion khoáng được sử dụng lại

3. Động lực của dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan  chứa  (lá ), và cơ quan nhận ( mô ).

** Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế. Năng lực khái quát hóa. Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Hãy chọn câu đúng nhất  sau:

1/ Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào

A / Gồm các tế bào chết

B/ Gồm các quản bào và mạch ống

C/ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên thân

D / A, B, C đều đúng

2 / Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác

A / Trọng lực

B / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu

C / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

D / Áp suất của lá

D. Mở rộng (4p)

1. Nếu có một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

* Đáp án: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.

2. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt? *

Đáp án: Ban đêm, cây vẫn hút nước và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, không khí đã bão hòa hơi nước , nước không thể hình thành hơi để thoát ra ngoài mà ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt , hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học