Giáo án Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Với mục đích giúp các Thầy / Cô dễ dàng biên soạn Giáo án Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Sinh học 11 mới nhất bám sát mẫu Giáo án môn Sinh học chuẩn theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Sinh học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.

3. Thái độ:

- Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn

4. Năng lực

a, Năng lực chung.

    - Năng lực tự học

    - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Năng lực giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực công nghệ thông tin.

b, Năng lực đặc thù.

    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

    - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

- Năng lực sáng tạo

- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

- Sự thích nghi của rễ với sự hấp thụ nước và ion khoáng.

- Đàm thoại tìm tòi

- Hình vẽ 1.1,2,3 SGK, phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

          Họ và tên:....................................................................

          Lớp:..............................................................................

Bài tập 1:

          Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?

          - .................................................................................

          - .................................................................................

          Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những con đường và các cơ chế nào?

Giáo án Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

Đáp án Phiếu học tập:

Dịch tế bàobiểu bì rễ ưu trương so với dịch đất do những nguyên nhân nào?

- Quá trình thoát hơi nước của lá

- Nồng độ các chất tan cao

Nước và các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào?

Giáo án Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | Giáo án Sinh học 11 mới, chuẩn nhất

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (0p)

3. Bài mới (43p)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV giới thiệu sơ qua chương trình 11 và nội dung chương 1

Vào bài mới: Mọi sinh vật muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên của chương. " Bài 1 Sự hấp thụ nuớc và muối khoáng ở rễ "

B. Hình thành kiến thức (33p)

Hoạt động 1: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng (13p)

B1: Gv yêu cầu học sinh quan quan sát hình 1.1 sgk kết hợp với một số mẫu rễ sống ở trong các môi trường khác nhau, hãy mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng của cây?

B2: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.2  có nhận xét gì về sự phát triển của hệ rễ ?

- Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào?

- Tại sao cây ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

Đưa một tế bào vào một trong các môi trường có nồng độ khác nhau thì tế bào có sự biến đổi như thế nào?

Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập

GV tổng hợp, kết luận.

HS: Mô tả đặc điểm thích nghi của rễ về hút nước và hút khoáng:

+ Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng, miền lông hút

+ Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút

+ Rễ sinh trưởng nhanh chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và tăng nhanh số lượng lông hút

+ Cấu tạo của lông hút thích hợp với khả năng hút  nước của cây

- HS nghiên cứu SGK trả lời

HS nghiên cứ SGK trả lời

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng (10p)

1. Hình thái của hệ rễ

Hệ rễ của thực vật trên cạn gồm:

Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng. Đặc biệt có miền lông hút phát triển.

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Rễ cây liên tục tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất   hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, có áp suất thẩm thấu lớn thuận lợi cho việc hút nước.

- Trong môi trường quá ưu trương, quá axit, thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và tiêu biến.

Năng lực cá nhân:

Hình thành các năng lực đọc hiểu. Năng lực quan sát hình ảnh. Năng lực phân tích so sánh. Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng  thực tế.Năng lực khái quát hóa. Năng lực diễn đạt ngôn ngữ.

Hoạt động 2: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây (15p)

B1: GV hỏi: Đưa một tế bào vào một trong các môi trường có nồng độ khác nhau thì tế bào có sự biến đổi như thế nào?

B2: Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập

- Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 1  trong phiếu học tập:

B3: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.3 sgk, phân tích và tìm ra các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng...

Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?

Sự khác nhau giữa các con đường đó?

HS nghiên cứ SGK trả lời

Mỗi cá nhân Hs nghiên cứu SGK để làm bài tập 1 trong phiếu học tập

- Hs hoàn thành phiếu

Hs nghiên cứu SGK trả lời.

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hut

(Xem đáp án bài tập 1 trong phiếu học tập)

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

- 2 con đường:

+ Con đường gian bào

+ Con đường tế bào chất

** Hình thành năng lực xác định mục tiêu nhiệm vụ và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến người khác.

Hoạt động 3: Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây (5p)

B1: GV chuẩn bị thêm một số mẫu vật sống: Rễ vùng khô cằn, rễ vùng ẩm... để học sinh quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường

B2: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút  và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các  ion khoáng ở rễ cây?

HS quan sát, phân tích và rút ra kiến thức về mối liên quan giữa hệ rễ và môi trường

Học sinh nghiên cứu trả lời.

- Độ thẩm thấu

- Độ axit

- Lượng oxi ...

** Năng lực ghi chép ngắn gọn, khoa học, có hệ thống ký tự viết tắt riêng.

C. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Bài tập 2. Trắc nghiệm

Câu 1: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:

a. Hoạt động trao đổi chất

b. Chênh lệch nồng độ ion

c. Cung cấp năng lượng

d. Hoạt động thẩm thấu

Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:

a. Građien nồng độ chất tan

b. Hiệu điện thế màng

c. Trao đổi chất của tế bào

d. Cung cấp năng lượng

Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

a. Đỉnh sinh trưởng

b. Miền lông hút

c. Miền sinh trưởng                 

d. Rễ chính

D. Mở rộng (4p)

1, Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

* Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi à phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết à cây không hấp thụ được nước à cây chết.

2, Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng là gì?

* Đáp án:

- Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).

- Hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế:

+ Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.

+ Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.

4. Hướng dẫn về nhà (1p)

- Đọc trước bài 2 " Vận chuyển các chất trong cây"

- Rút kinh nghiệm.

Xem thử Giáo án Sinh 11 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 11 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học