(KHBD) Giáo án bài Em bé thông minh (sách mới)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Em bé thông minh đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Giáo án Em bé thông minh (sách cũ)
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Em bé thông minh.
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
- Truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu nhân vật thông minh.
1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
1. Ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra
Kể tóm tắt truyện "Em bé thông minh" ?
3. Bài mới
Em bé đã giải đố được câu đố của viên quan , các lần đố sau khó hơn các lần trước không, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu tiếp truyện "Em bé thông minh"
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh phân tích - Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố? - Tính chất lần thử thách này như thế nào? - Em có nhận xét gì về câu đố của vua? - Thái độ của dân làng ra sao? - Tưng hửng. - Tác giả dân gian tả như vậy nhằm mục đích gì? - Em bé đã giải đố như thế nào? - Chứng tỏ em bé là người ra sao? - Lần thứ ba vua thử tài như thế nào? Mục đích? - Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào? - Thái độ của vua? - Lần thứ tư ai đố? Đố như thế nào? - Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố? - Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần? - Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét. - Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào? - Điều đó nhằm mục đích gì? - Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào? - Chứng tỏ em bé là người ra sao? - Truyện kết thúc ra sao? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích : II. Đọc hiểu văn bản : 1. Kiểu văn bản 2. Bố cục 3. Phân tích b. Lần thử thách thứ hai: - Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. - Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội" - Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên. - Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng. - Không hiểu thế là thế nào - Bao nhiêu cuộc họp, lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết. - Coi là tai hoạ. → Khẳng định : câu đố quá khứ, oái oăm, tất cả đều chịu cả. - Bảo làng thịt hai con trâu và đồ gạo nếp - Nhận trách nhiệm lo liệu cả - Thế nào cũng xong xuôi. → Tự tin. - Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí. c. Lần thử thách thứ ba: - Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim - Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé. - Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim → vua rèn dao. - Vua phục tài, ban thưởng rất hậu. d. Lần thử thách thứ tư: - Sứ thần nước ngoài đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn. - Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia. - Triều đình nước Nam phải giải đố. → Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực. - Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố. - Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con. → Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé. - Những cách giải đố của em bé rất lí thú: + Đẩy thế bị động về người ra câu đố. + Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí + Dựa vào kiến thức đời sống. + Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải. → Em bé có trí tuệ thông minh hơn người. e. Kết thúc truyện: Phần thưởng xứng đáng. - Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua. |
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tổng kết - Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? - Nếu ý nghĩa của truyện? HS đọc ghi nhớ sgk |
III- Tổng kết 1. Nghệ thuật Truyện cổ tích về kiểu nhân vật thông minh, tình huống bất ngờ, gây cười. 2. Nội dung - Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động. - Đề cao kinh nghiệm dân gian. - Ý nghĩa hài hước, mua vui. * Ghi nhớ (sgk) |
Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh luyện tập GV hướng dẫn HS luyện tập |
IV. Luyện tập 1. Kể diễn cảm truyện. |
4. Củng cố, luyện tập
- Ý nghĩa của truyện?
- Qua truyện em rút ra được bài học gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, tóm tắt truyện- phân tích
- Sưu tầm truyện tương tự.
- Soạn bài : Chữa lỗi dùng từ (Tiếp)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)