Giáo án bài Và tôi vẫn muốn mẹ - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Và tôi vẫn muốn mẹ Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học… trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
- Xác định và phân tích được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
- Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp hồn nhiên thơ ngây của những đứa trẻ mong muốn có mẹ trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng cuộc sống hòa bình và thêm yêu thương gia đình hơn.
- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV dẫn dắt: Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ. Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất, là sự vỗ về, ôm ấp tuổi thơ ta đến khi chúng ta trưởng thành, mẹ vẫn luôn là một phần quan trọng. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” để thấu tỏ được niềm khao khát có mẹ của một đứa trẻ trong hình hài một người lớn nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN | |
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu chung về tác giả A-lếch-xi-ê-vích và văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ. + Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết nhưng điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức |
1. Tác giả và xuất xứ văn bản - A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948, là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút, được trao giải Nô-ben Văn học vào năm 2015. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983), Những nhân chứng cuối cùng (1985), Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bin – Chernobyl (1977). Các tác phẩm phi hư cấu của A-lếch-xi-ê-vích đã dựng lên một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta. - Văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ… rút từ cuốn Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em. Cuốn truyện kí này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể, từng trải qua thực tế khốc liệt của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai từ khi còn thơ bé. Với hình thức này, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp sự kiện để đem đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hãi hùng trong kí ức của các nhân vật. 2. Tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện - Tóm lược: Năm 1941, tôi – lúc ấy còn là một đứa bé tám tuổi – sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc “Tôi” cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây. Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi Đến lớp ba, tôi trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang Trong lòng tôi chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ Cứ thế mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, tôi vẫn muốn có mẹ. - Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gui, thân thương nhất của con người. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 11 Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
Giáo án Ngữ Văn 11 Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)