Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cần trong sử dụng ngôn ngữ.

- Hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bản có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải quyết các bài tập, HS hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục đích nghệ thuật nhất định.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào phân tích văn bản nghệ thuật

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm với số lượng thành viên tương đương nhau để tham gia trò chơi “nhà thông thái”.

- GV chuyển giao dụng cụ học tập là chiếc chuông bấm để bàn, mỗi nhóm cử một thành viên đại diện để bấm chuông giành quyền trả lời.

- GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, cần:

A. Nắm vững quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt

B. Nắm bắt được các quy ước ngôn ngữ quốc tế

C. Nắm bắt được các biện pháp nghệ thuật

D. Nắm bắt được các thuật ngữ văn học

Câu 2. Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Sử dụng hình thức đảo ngữ

B. Sử dụng hình thức đối

C. Sử dụng hình thức lặp cấu trúc

D. Sử dụng hình thức điệp từ

Câu 3. Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Sử dụng hình thức hò, vè

B. Sử dụng hình thức đối

C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng

D. Sử dụng hình thức đối – đáp

Câu 4. Đâu là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Sử dụng hình thức đề vịnh

B. Sử dụng hình thức ca ngâm

C. Sử dụng nét nghĩa nguyên bản của từ ngữ

D. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trình bày đáp án sau khi giành được quyền trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra đáp án

1. A

2. A

3. C

4. D

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập về Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng để thấy được sự đa dạng, phong phú trong việc diễn đạt ngữ nghĩa của tiếng Việt nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Mục dích của việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Mục đích phá vỡ nguyên tắc ngôn ngữ thông thường

- Dù ở thể loại nào, việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách chủ động, sáng tạo cũng hướng đến mục đích: Thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng: gợi lên những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc; làm mới cách biểu đạt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ,…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học