Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 64 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 64 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả đạt được, biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được thái độ, quan điểm của người viết; thể hiện được thái độ, đánh giá đối với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện phi ngôn ngữ) trong việc làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

- Viết được bài thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết tranh biện có hiệu quả và có văn hóa về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (phương tiện phi ngôn ngữ).

- Năng lực tạo lập văn bản: Viết bài văn thuyết minh về một vấn đề xã hội đương đại có lồng ghép một hay nhiều yếu tố.

- Năng lực nói và nghe: Tranh biện có hiệu quả và có văn hóa về vấn đề trong đời sống.

3. Về phẩm chất

- Biết tiếp nhận thông tin đa chiều để xây dựng được tâm thế sống vững vàng, chủ động; coi trọng những giá trị văn hóa được xây đắp bền vững qua thời gian.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các yếu tố hình thức của văn bản thông tin.

- HS trả lời

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin.

- HS trả lời

1. Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin

Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... Những dấu hiệu này giúp cho người đọc nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng. Nhan đề thường giới thiệu chủ đề của văn bàn. Các đề mục tô đậm nội dung chính hoặc chỉ ra điểm bắt đầu của một chủ đề hoặc một mục mới. Các chữ in nghiêng, in đậm thường được sử dụng để nhấn mạnh những từ ngữ then chốt. Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,... thường trực quan hoá những thông tin quan trọng trong văn bản. Bằng cách đọc lướt hình thức trình bày của văn bản, người đọc có thể dễ dàng nhận ra chủ đề, các nội dung chính và cấu trúc của văn bản thông tin.

2. Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin

Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: Chủ đề, các ý chính và ý phụ. Chủ đề là vấn đề chủ yếu được đề cập trong văn bản thông tin, thường được diễn đạt bằng một từ hoặc một cụm từ. Ý chính là ý quan trọng nhất mà tác giả muốn nói về chủ đề. Thông thường, ý chính của một đoạn văn hoặc một mục sẽ được trình bày trực tiếp trong câu chủ đề, thường ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Đôi khi ý chính ẩn chìm trong văn bản và người đọc cần phải suy luận dựa vào những thông tin mà tác giả cung cấp. Ý phụ là các thông tin chi tiết nhằm bổ sung, làm rõ cho ý chính. Việc nhận ra chủ đề, ý chính và ý phụ của văn bản giúp người đọc nắm được bố cục, mạch lạc của văn bản, hiểu được bản chất của vấn đề được đề cập, nhờ vậy dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

3. Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin

Văn bản thông tin thường được trình bày theo những cách phù hợp với tiến trình nhận thức tự nhiên của người đọc. Có một số mô hình tổ chức thông tin chính: Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.

Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian là trình bày các sự kiện theo tiến trình trước sau mà chúng diễn ra. Mô hình tổ chức này thường được sử dụng trong các văn bản lịch sử, tự thuật, tiểu sử, hướng dẫn quy trình tiến hành một hoạt động,... Có thể dễ dàng nhận ra mô hình tổ chức này dựa vào các từ ngữ chỉ thời gian như ngày, tháng, năm; các từ ngữ chỉ trình tự như trước hết, sau đó, tiếp theo;...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học