Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 78 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức/yêu cầu cần đạt

Giúp HS:

- HS phân tích và đánh giá được tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh hoạt động, ảnh chân dung, sơ đồ) trong việc làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.

- Biết tạo lập một văn bản thông tin liên quan đến nội dung được học dưới dạng infographic.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Biết làm chủ bản thân, có trách nhiệm với tập thể.

- Phát triển khả năng sáng tạo hội họa, thẩm mĩ,...

- Có ý thức đóng góp tích cực cho đời sống cộng đồng qua việc quảng bá các giá trị văn hóa, văn học của địa phương Đăk Nông như: Không gian văn hóa Cồng chiêng Đăk Nông; nhà văn Bá Canh,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS xem hình ảnh về Cồng chiêng Tây Nguyên, GV đặt câu hỏi:

- Qua hình ảnh trên, em biết được thông tin gì về Cồng chiêng Tây Nguyên?

- Em hãy phát hiện các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong hình ảnh trên.

B2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát và nêu ý kiến

- GV quan sát, hướng dẫn HS trả lời theo quan điểm cá nhân, cách thể hiện …

B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gọi bất kì HS trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.

B4. Kết luận, nhận định

- Hình ảnh về Cồng chiêng Tây Nguyên

- Học sinh phát hiện các phương tiện ngôn ngữ khác (hình ảnh, màu sắc…)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu

- HS biết nhận diện phương tiện phi ngôn ngữ: Ảnh chân dung, hình ảnh hoạt động, sơ đồ.

- HS hiểu về tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ, biết vận dụng kiến thức về loại phương tiện này để thiết kế infographic.

b. Nội dung

- HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn HS trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu có).

c. Sản phẩm:

- Kết quả thảo luận nhóm của HS (bảng phụ).

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Thực hiện bài tập

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, trao đổi để hoàn thành:

+ Nhóm 1: Bài tập 1 (Ngữ văn 11, tập 2, trang 78)

+ Nhóm 2: Bài tập 2 (Mục a) (Ngữ văn 11, tập 2, trang 79)

+ Nhóm 3: Bài tập 2 (Mục b) (Ngữ văn 11, tập 2, trang 79)

B2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV

- GV quan sát, tư vấn hỗ trợ

Bước 3. Báo cáo kết quả

- GV gọi HS đại diện các nhóm lên chia sẻ, báo cáo kết quả thảo luận

- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)

- GV lắng nghe, tư vấn điều chỉnh

Bước 4. Kết luận, nhận định

1. Bài tập 1 (Ngữ văn 11, tập 2, trang 78)

- Trong những văn bản đọc của bài 8 (Cấu trúc văn bản thông tin), ngoài việc biểu đạt bằng ngôn ngữ còn có các phương tiện phi ngôn ngữ khác được dùng để biểu đạt như: Ảnh chân dung, hình ảnh hoạt động, sơ đồ,…

+ Trong văn bản 1 (Nữ phóng viên đầu tiên) của Trần Nhật Vy, bên cạnh phương tiện ngôn ngữ còn có những phương tiện phi ngôn ngữ là ảnh chân dung, hình ảnh hoạt động của Manh Manh nữ sĩ.

+ Trong văn bản 2 (Trí thông minh nhân tạo) của Ri-sát Oát xơn, bên cạnh phương tiện ngôn ngữ còn có những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng là sơ đồ phát triển của AI qua các thời kì.

- Tác dụng:

+ Ảnh chân dung, hình ảnh hoạt động giúp người đọc hình dung ra con người, hoạt động. Đối tượng thông tin hiện lên trực quan, sinh động, cụ thể hơn.

+ Sơ đồ giúp cho người đọc có cái nhìn hệ thống, bao quát quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thể hiện cái nhìn cụ thể, thấu hiểu của tác giả. Qua đó, tạo sức thu hút, thuyết phục đối với người nghe (đọc).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học