Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận diện được các biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản qua các ngữ cảnh cụ thể.

- Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản/ngôn bản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực riêng biệt: Biết cách vận dụng các biện pháp tu từ để rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu VB nói chung, VB thơ nói riêng, đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo lập VB.

3. Phẩm chất

- Bồi đắp tình yêu văn học; nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV, máy tính, máy chiếu….

- Học liệu: Phiếu bài tập, thẻ trò chơi, bút dạ, bộ câu hỏi trắc nghiệm, bút màu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp cận bài học và tái hiện lại về các BPTT đã học.

b. Nội dung: HS chơi trò chơi “ghép đôi” để ôn tập lại các biện pháp tu từ đã biết.

c. Sản phẩm: câu trả lời ghép đôi của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị 10 tấm thẻ: 05 tấm ghi tên biện pháp tu từ; 05 phiếu ngữ liệu có sử dụng biện pháp tu từ tương ứng.

- GV chọn 10 HS chơi trò ghép đôi, GV làm quản trò, phát cho mỗi HS 1 tấm thẻ và yêu cầu xếp thành vòng tròn vừa di chuyển xung quanh quản trò vừa hát.

- Khi nào quản trò hô “ghép đôi, ghép đôi” thì các bạn phải tìm một bạn ghép đôi với mình sao cho thẻ biện pháp tu từ phải đúng với thẻ ngữ liệu SD biện pháp tu từ đó.

* Dự kiến sản phẩm:

1. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Ẩn dụ)

2. Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi.

(Lặp cấu trúc)

3. Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

( Nói giảm nói tránh)

4. Trên trời mây trắng như bông,

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây

(So sánh)

5. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng chung một mầm non măng mọc thẳng.

(Liệt kê)

- Từ đó rút ra được một số tri thức liên quan:

- Các biện pháp tu từ đã học:

+ Nhóm BPTT dựa trên quan hệ liên tưởng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa.

+ Nhóm các BPTT dựa trên quan hệ kết hợp: Điệp ngữ, đảo ngữ, liệt kê, chêm xen, nói quá, nói giảm nói tránh.

- Các BPTT được học trong chương trình ngữ văn 11 tập 1: Lặp cấu trúc, đối.

- Cách làm các câu hỏi liên quan xác định và phân tích tác dụng của BPTT:

+ HS nêu tên biện pháp tu từ.

+ HS chỉ rõ biểu hiện/dấu hiệu của BPTT

+ HS phân tích hiệu quả của BPTT:

• Làm tăng sức thuyết phục/giàu tính gợi hình, gợi cảm/ giàu nhịp điệu…

• Nhấn mạnh vào nội dung đoạn trích….

• Qua đó, thể hiện thái độ, tình cảm/ dụng ý của tác giả…

- GV nhận xét, chốt kiến thức qua phần khởi động, giới thiệu một số tri thức liên quan đến các BPTT để vận dụng giải bài tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Nhận diện được các biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản qua các ngữ cảnh cụ thể.

- Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản/ngôn bản.

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu bài tập trong SGK.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS/nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ 1: HS làm việc cá nhân làm bài 1, 2 SGK trang 43, 44 (Phiếu học tập số 1)

- Nhiệm vụ 2: GV chia HS thành cách nhóm thực hiện yêu cầu bài 3, 4 trong SGK (VD: nhóm 1, 2, 3 - Bài 3; nhóm 4, 5, 6 - bài 4)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhiệm vụ 1: HS suy nghĩ, làm bài tập ra PHT (số 01)

- Nhiệm vụ 2: HS thảo luận nhóm ghi kết quả thảo luận ra giấy A0.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Nhiệm vụ 1: GV gọi đại diện 2-3 HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

- Nhiệm vụ 2: GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày 1 bài, các nhóm khác lắng nghe, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV cho HS tự đánh giá ý thức làm việc nhóm, sau đó tổng hợp và nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 1:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong các từ ngữ được in đậm ở đoạn thơ trên là:

- Biện pháp nhân hóa: nàng trăng tự ngẩn ngơ.

- Biện pháp đảo ngữ: Đã vắng người sang những chuyến đò (Những chuyến đò đã vắng người sang)

=> Tác dụng:

- Làm cho các hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc.

- Nhấn mạnh vào những hình ảnh đặc trưng nhất của mùa thu: là ánh trăng, là thời tiết se se lạnh; tạo nên một bức tranh mùa thu

- Qua đó, thể hiện tình cảm của nhà thơ

Bài 2:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên là:

+ Lặp cấu trúc: Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi.

+ So sánh:

Sông Đáy chảy vào đời tôi/Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả; Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt; Mẹ tôi đã già như cát bên bờ.

=> Tác dụng:

- Với các BPTT trên, bài thơ có yếu tố sẽ trở nên dễ hiểu, dễ hình dung, bởi các hình ảnh tượng trưng nhờ biện pháp so sánh được liên tưởng đến các hình ảnh gần gũi, bình dị và quen thuộc.

- Qua đó, người đọc có thể thấu hiểu được sự gắn bó của nhà thơ với con sông Đáy quê hương và tình cảm sâu nặng dành cho mẹ và quê hương khi xa quê.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học