Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 110 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức/yêu cầu cần đạt
- Học sinh hiểu được sự cần thiết của việc giải thích nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Học sinh hiểu rõ được các thao tác trong việc giải nghĩa của từ và biết cách vận dụng trong hoạt động thực hành và trong hoạt động giao tiếp nói chung.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề: Đưa ra cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết quả thực hành kiến thức vào đời sống thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp. Học sinh biết vận dụng kiến thức về nghĩa của từ vào hoạt động giao tiếp hiệu quả và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực thẩm mĩ, học sinh biết khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong các tác phẩm văn chương, cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
3. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu đối với đất nước, thấy được tầm quan trọng của tiếng Việt và biết gìn giữ vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ của bản thân.
- Có trách nhiệm sử dụng đúng và hay ngôn ngữ tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi và HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ: Em hãy giải nghĩa của từ sốt trong các câu sau: + Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay! + Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm! + Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ! - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp, thảo luận. Bước 3: Báo cáo thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Từ trong tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Muốn hiểu rõ ý nghĩa của từ đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ về nội hàm nghĩa, về ngữ cảnh. Để hiểu được điều này ta tìm hiểu bài mới: Cách giải thích nghĩa của từ. |
- Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay! (một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường) - Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm! (giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng lại) - Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ! (hiện tượng khan hiếm hàng hoá) |
a. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về cách giải thích nghĩa của từ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: - Nghĩa của từ là gì? Nêu các thành phần nghĩa của từ? - Sách giáo khoa đã nêu những cách giải thích nào về nghĩa của từ? - Yêu cầu đối với một số cách giải thích nghĩa của từ? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS đọc nhanh Tiểu dẫn, SGK. + HS lần lượt trả lời từng câu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. + GV gọi hs nhận xét + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
1. Nghĩa của từ: Là khả năng biểu hiện về nghĩa của từ đó trong thực tế sử dụng. 2. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây: +Nghĩa biểu vật + Nghĩa biểu niệm + Ngoài hai thành phần nghĩa trên đây, khi xác định nghĩa của từ, người ta còn phân biệt hai thành phần nghĩa nữa. Đó là nghĩa ngữ dụng và nghĩa cấu trúc. 3. Một số cách giải thích nghĩa của từ: a. Tùy vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (Từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ...). b. Một số cách giải thích cơ bản và thông dụng: - Giải thích bằng hình thức trực quan: Chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (Cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh...). - Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả của hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ. - Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến. - Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trong từ được giải thích (Đối với từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ, nghĩa của từ phụ thuộc vào phương thức kết hợp cụ thể của các yếu tố (Đẳng lập hay chính phụ) và ngữ cảnh. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 11 Viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Giáo án Ngữ Văn 11 Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
Giáo án Ngữ Văn 11 Thực hành đọc: “Làm việc” cũng là “làm người”
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)