Giáo án bài Thao tác lập luận bình luận - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống

3. Thái độ

- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ............................................

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Giải thích, chứng minh và bình luận là một thao tác của phân tích. Một bài văn nghị luận cần kết hợp nhiều thao tác khác nhau. Lập luận cũng là một trong những thao tác đó. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài: Thao tác lập luận bình luận.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

GV chuẩn xác và chốt kiến thức.

So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.

- Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.

- Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.

- Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

- Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?

→ Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách bình luận

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.

2. Mục đích của bình luận

- Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)

3. Yêu cầu của bình luận

- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.

Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

*GV chia nhóm thảo luận:

II. Cách bình luận

1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?

* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

* Giải quyết vấn đề:

- Dùng lí lẽ:

+ “Thần chết đã … đường phố”

+ “Những kẻ … giao thông”

+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

- Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

→ Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.

Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.

- Dẫn chứng:

+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

→ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố → Đánh giá vấn đề.

Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu ra?

GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn:

- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

- Hành động cần có:

+ Tự điều chỉnh mình.

+ Tự cứu mình và cứu người.

+ Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

→ Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi

Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?

GV chốt kiến thức.

2. Cách bình luận: 3 bước

Một bài bình luận thường có các bước sau:

- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực

- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

+ Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

HS đọc ghi nhớ SGK

III. Ghi nhớ

- SGK

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

Chữa bài tập và cho điểm.

IV. Luyện tập

Bài tập 1:

Giải thích dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ)

- Chứng minh dùng dẫn chứng(chủ yếu) dùng lí lẽ(hỗ trợ)

Bài tập 1.

- Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài tập 2: gv yêu cầu hs đọc đề sgk và hướng dẫn hs trả lời.

Bài tập2:

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

- Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

- Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian lưu, hội nhập toàn cầu.

4. Củng cố

- Yêu cầu Hs đọc lại phần ghi nhớ sgk.

- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

- Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận

5. Dặn dò

- Làm các bài tập còn lại.

- Soạn bài theo phân phối chương trình : Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học